Nhóm hoạt động tới phản đối vào đúng ngày bế mạc hội nghị COP25, nơi các nhà đàm phán không thể đồng thuận về cách thực hiện Hiệp định Paris 2015 về chống biến đổi khí hậu.
“Việc COP cứ suy đi tính lại về cách tính carbon và về Điều 6 không tương ứng với sự nguy cấp mà toàn hành tinh chúng ta đang đối mặt”, nhóm Extinction Rebellion nói trong một thông cáo.
12 thành viên của nhóm đứng trên các phiến đá đang chảy, thắt dây quanh cổ, ý nói còn 12 tháng nữa cho đến hội nghị COP năm sau, khi mà Hiệp định Paris bước vào giai đoạn “sống còn”.
Họ cắm vào bãi phân ngựa một thông điệp ngắn với các nhà lãnh đạo “the horseshit stops here” (tạm dịch: hãy dừng những sự vớ vẩn đó lại).
Nhà hoạt động biến đổi khí hậu đổ phân ngựa ra đường, bên ngoài nơi lãnh đạo thế giới đang họp hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 25 (COP25) ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 14/12. Ảnh: Reuters. |
Không khí ở đây trầm lắng hơn so với một cuộc biểu tình cuối tuần trước về biến đổi khí hậu, khi hàng trăm người biểu tình chặn phố mua sắm của Madrid để nhảy disco tập thể.
“Ngay cả khi họ đi đến thống nhất, vẫn là chưa đủ. Đây đã là COP thứ 25, và chẳng có gì thay đổi”, Emma Deane, một người biểu tình, nói với Reuters từ trên một phiến băng, tay bế con gái.
“Con gái tôi sẽ lớn lên trong một thế giới không có thức ăn, và điều đó làm tôi đau lòng”.
Trong khi đó, người phát ngôn của Extinction Rebellion nói cần dùng sự hài hước để nâng cao nhận thức về khủng hoảng do biến đổi khí hậu gây ra.
12 thành viên của nhóm đứng trên các phiến đá đang chảy, thắt dây quanh cổ, ý nói còn 12 tháng nữa cho đến hội nghị COP năm sau. Ảnh: Reuters. |
Theo Reuters, nước chủ trì COP25 là Chile (trước khi rút khỏi việc đăng cai vì bất ổn trong nước) bị chỉ trích là đã soạn thảo tuyên bố chung yếu ớt, có nguy cơ phá hỏng mục tiêu của Hiệp định Paris 2015, và là tuyên bố chung tệ nhất từ các hội nghị về khí hậu, theo các nhà hoạt động.
“Cách tiếp cận của Chile về tuyên bố chung cho thấy nước này lắng nghe những bên phát thải, chứ không phải người dân toàn thế giới”, Reuters dẫn lời Jennifer Morgan, giám đốc điều hành Greenpeace International.
Hiệp định Paris bị ảnh hưởng nặng nề sau khi Tổng thống Donald Trump chính thức rút khỏi hiệp định vào tháng trước, tạo thêm lý do để các nước phái thải lớn khác chần chừ trong các cam kết.