Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thất thế, tài xế xe ôm 'mượn danh' Grab, Uber bắt khách

Tại nhiều bến xe, để có lòng tin ban đầu của khách, tài xế xe ôm truyền thống mua lại đồng phục của đồng nghiệp chạy Grab trong khi không cần ứng dụng và vẫn tự thỏa thuận giá.

Xe ôm truyền thống ‘hóa trang’ thành GrabBike, tung hoành bến xe Khó cạnh tranh với loạt hình vận tải mới, một số tài xế xe ôm truyền thống mua lại đồng phục của đồng nghiệp chạy Grab để bắt khách dễ dàng hơn.

Đoạn đường dọc cửa ra vào các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình (Hà Nội) ngập sắc xanh đồng phục của cánh lái xe công nghệ. Thế nhưng, không phải ai cũng là đối tác của GrabBike. Cánh lái xe tiết lộ, tại khu vực các bến xe này, nhiều tài xế xe ôm truyền thống đang “hóa trang” thành lái xe Grab để bắt khách.

Tình trạng này phổ biến đến nỗi, ngay cả một số người chạy xe ôm truyền thống cũng khó phân biệt ai thật, ai giả.

'Hóa trang' dễ dàng

Hoàng Tùng, một lái xe Grab thường xuyên ra vào khu vực bến xe Mỹ Đình chia sẻ hiện tại ngày càng xuất hiện nhiều lái xe Grab “giả”. Theo đó, phần lớn họ là những tay xe ôm truyền thống, không biển hiệu, không thuộc công ty nào, nhưng lại sử dụng mũ vào áo đồng phục của các hãng ứng dụng công nghệ như GrabBike/ UberMotor để hút khách.

xe om truyen thong canh tranh voi grab,  uber anh 1
Biển hiệu xe ôm, số điện thoại riêng và hai chiếc mũ Grab để dễ mời khách. Ảnh: Hiếu Công .

Hoàng Tùng ước lượng có đến khoảng 40-50% xe GrabBike ở bến xe là giả.

"Phải thật tinh ý, làm lâu ở bến xe mới biết, chứ thường khó lòng mà nhận biết được ai thật ai giả. Nhiều tài xế Grab chỉ biết nhận cuốc xe rồi đi - đến, ít để ý rằng có không ít người mặc đồng phục giống mình là do giả danh", anh Tùng nói.

xe om truyen thong canh tranh voi grab,  uber anh 2
Hình ảnh rao bán một bộ quần áo và mũ Grab trên mạng. 

Anh Văn Lâm, một trong những tài xế chạy xe ôm truyền thống hiếm hoi còn sót lại ở bến xe Giáp Bát, tâm sự việc “hóa trang” của một số đồng nghiệp là có thật và rất dễ dàng.

Theo đó chỉ cần mua lại áo đồng phục của những tài xế Grab với giá khoảng 100.000 đồng/chiếc. Giá mua lại mũ thì từ khoảng 60.000-80.000 đồng/chiếc.

Nguồn cung chủ yếu là những tài xé Grab bị khóa tài khoản, bán lại để “gỡ gạc” phần nào. Lên mạng tìm kiếm, không có để thấy những rao bán đồng phục của Grab với giá rẻ.

Chỉ hoạt động ở bến xe

Theo anh Lâm, những người mượn danh GrabBike, UberMotor đều là xe ôm truyền thống, đa phần luống tuổi, khó sử dụng công nghệ hoặc ngại các thủ tục để trở thành tài xế của các hãng công nghệ. Họ chỉ muốn làm việc quanh khu vực bến xe, nơi lưu lượng khách đông. 

"Tâm lý của nhiều khách hàng ngại xe ôm truyền thống, thấy có đồng phục áo mũ màu xanh là yên tâm nên mới có vụ mượn danh như vậy. Nó như một dạng bảo đảm để khách sẵn lòng đi xe", anh Nam, một tài xế khu vực này cho biết. 

xe om truyen thong canh tranh voi grab,  uber anh 3
GrabBike hoạt động ở bến xe nhiều đến nỗi nhiều người không biết đâu là thật, đâu là rởm. Ảnh: Hiếu Công.

Sau khi được khách bắt xe, tài xế có thể dễ dàng thương lượng giá mà không cần đến ứng dụng. Khi đó, tài xế không những có thể “bắt khách” như Grab/Uber mà còn “thu nhập” như xe ôm truyền thống.

Khi được hỏi việc Grab/Uber “rởm” có ảnh hưởng thì đến “xịn” hay không, Hoàng Tùng cho biết là không nhiều. Lý do bởi đa số người nào đi Grab/Uber đều phải thông qua ứng dụng. Người nào không muốn thông qua ứng dụng, bắt xe nhanh, muốn thương lượng giá thì gọi và sẽ gặp ngay một anh tài xế công nghệ “rởm” lao tới.

Khó cạnh tranh nên mới phải “hóa trang”

Lý giải cho chuyện mạo danh tài xế công nghệ tại bến xe, anh Hòa, một tài xế dẫn lý do cạnh tranh khi Grab, Uber xuất hiện.

Khách hàng có nhiều lựa chọn, có sự so sánh, chuyển qua dùng xe ôm công nghệ. Sức cạnh tranh về giá và sự tiện dụng khiến cánh xe ôm như anh Hòa thua cuộc ngay từ đầu, trên địa bàn quen thuộc.

Hơn nữa, "nhiều ông quen vẫy khách, đeo bám, chặt chém... thậm chí lừa đảo người ở tỉnh mới lên thành phố khiến những tài xế xe ôm muốn làm ăn đàng hoàng cũng gặp khó", anh cho biết thêm.

Xe ôm truyền thống chỉ còn một lượng khách nhỏ là những người từ quê ra, chưa biết đến loại hình vận tải mới, hoặc một số ít khách quen. 

xe om truyen thong canh tranh voi grab,  uber anh 4
Sức cạnh tranh của xe ôm truyền thống ngày càng kém dần. Ảnh: Hiếu Công.

Thu nhập giảm mạnh khiến nhiều người nghĩ cách thay đổi tình hình, tìm cách sống sót giữa cuộc cạnh tranh đuối sức với tài xế công nghệ.

Một số tài xế xe ôm truyền thống nghĩ ra cách hóa trang thành GrabBike/ UberMotor. Theo đó họ có thể bắt được khách dễ dàng hơn, không phải sử dụng công nghệ phức tạp, không phải “xa địa bàn” hoạt động quen thuộc là bến xe, không phải bó buộc vào hãng xe nào….

Tại bến xe cũng có thuận lợi là khách thường ra cổng, tiện xe là bắt nên lại càng tạo điều kiện cho các tài xế “biến hình”.

Nhiều hành khách khi được hỏi cũng không biết phân biệt đâu là tài công nghệ “xịn”, đâu là “rởm”. Việc thương thảo những quãng đường ngắn diễn ra rất nhanh, miễn là khách hàng muốn có xe ngay sau một chuyến đi dài.

"Thấy bảo mấy anh áo xanh này phải có đăng ký hồ sơ lý lịch, thông tin đầy đủ mới được chạy, nên mình cũng yên tâm hơn, biết đâu ông nào thật, ông nào giả", bà Lan (56 tuổi), một khách hàng thường bắt xe ở bến xe Mỹ Đình, cho biết. "Mà tôi sử dụng điện thoại cục gạch, cũng chẳng biết cách nào gọi mấy ông xịn".

Xe ôm Grab, Uber khuynh đảo, tài xế truyền thống ‘chết ngang vai’

Giá rẻ, tiện dụng, các dịch vụ xe ôm hiện đại như GrabBike, UberMoto đang được nhiều người lựa chọn, xe ôm truyền thống ngày càng thất thế.

Sắm SH, Vespa để chạy xe ôm

Bạn bè hay trêu: “Đi xe SH, điện thoại xịn, ăn mặc đẹp, lúc nào người cũng nước hoa thơm phức nhưng… chạy xe ôm”, anh Hưng (một nhân viên văn phòng) chia sẻ.





Hiếu Công

Bạn có thể quan tâm