Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Thành trì' cuối cùng ở Afghanistan chưa mất vào tay Taliban

Thung lũng Panjshir là “thành trì” cuối cùng của quân chính phủ Afghanistan trong nỗ lực chống lại các tay súng Taliban

Tỉnh Panjshir, nằm ở phía bắc thủ đô Kabul, là nơi duy nhất còn giữ vững tinh thần chiến đấu trước Taliban, theo Guardian. Đây cũng là quê nhà của Phó tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh, người đang tiếp tục vai trò lãnh đạo dù các tay súng đã giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul.

Nhiều đoạn video trên mạng xã hội cho thấy các chính trị gia tiềm năng đang tụ tập tại Panjshir. Trong số đó có Phó tổng thống Saleh, Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Bismillah Mohammadi và ông Ahmad Massoud, con trai nhà lãnh đạo Liên minh phương Bắc bị ám sát năm 2001.

Panjshir chien tuyen cuoi cung chong lai Taliban anh 1

Ảnh chụp Phó tổng thống Amrullah Saleh trong Đại sứ quán Afghanistan ở Tajikistan. Ảnh: Reuters.

Panjshir, nằm nép mình bên dãy Himalaya, có vị trí như một pháo đài của tự nhiên. Taliban vẫn chưa tấn công khu vực này dù họ có đủ khả năng và nguồn lực để làm như vậy.

Lúc này, việc các chính trị gia rút lui về Panjshir mang nhiều ý nghĩa chính trị quân sự. Trong lịch sử, các nhà lãnh đạo của Liên minh phương Bắc luôn chống lại Taliban. Trong khi đó, các tay súng đang bận rộn thiết lập chính phủ mới, và có thể lên kế hoạch tấn công Panjshir.

Panjshir là một pháo đài, song đồng thời bị cô lập vì vị trí phòng thủ. Do đó, nếu có ý định nổi dậy, các nhân vật đối lập khó lòng nhận được nguồn tiếp tế.

Gần đây, Mỹ tuyên bố họ sẽ rời bỏ Afghanistan. Ngược lại, nguồn tài chính của Taliban ngày càng được củng cố. Do đó, ông Saleh và các đồng minh sẽ phải chật vật để tìm kiếm sự ủng hộ từ nước ngoài.

Sau 20 năm lãnh đạo phong trào nổi dậy, một số thành viên của Taliban thừa nhận việc đứng đầu quốc gia là một thách thức. Song họ cũng nhận ra việc thiết lập một chính phủ mềm mỏng là bước đệm cho sự hợp pháp của Taliban.

Cao ủy đối ngoại EU: Tình hình ở Afghanistan đang là 'thảm họa'

Cao ủy về chính sách đối ngoại của EU cho rằng tình hình hiện nay ở Afghanistan là thảm họa, và EU phải giải cứu càng nhiều người Afghanistan càng tốt.

Hình ảnh phụ nữ bị bôi đen trên đường phố Kabul

Mặt phụ nữ trên các hình ảnh quảng cáo ở thủ đô Kabul bị bôi đen, báo hiệu về tương lai của phụ nữ Afghanistan cũng như sự thay đổi của đất nước khi Tabilan nắm quyền.

2.000 tỷ USD mà Mỹ đầu tư vào Afghanistan có đổ sông đổ bể?

Câu hỏi đặt ra cho giới chức ở Washington, sau 20 năm đưa quân tới Afghanistan và hỗ trợ 2.000 tỷ USD cho nước này, là Taliban có biến công sức của Mỹ thành công cốc hay không?

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm