Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

2.000 tỷ USD mà Mỹ đầu tư vào Afghanistan có đổ sông đổ bể?

Câu hỏi đặt ra cho giới chức ở Washington, sau 20 năm đưa quân tới Afghanistan và hỗ trợ 2.000 tỷ USD cho nước này, là Taliban có biến công sức của Mỹ thành công cốc hay không?

Vào ngày 1/10/2001, ba tuần sau vụ khủng bố ở Trung tâm Thương mại Thế giới và sáu ngày trước khi Mỹ cùng quân đồng minh bắt đầu can thiệp quân sự ở Afghanistan, một cuộc biểu tình quy mô nhỏ diễn ra ở Washington D.C.

Người tham gia đã mang những biển hiệu ghi "Đừng biến bi kịch thành chiến tranh" và "Đau thương không nên dẫn đến chiến tranh". Họ cho rằng chiến tranh không phải là câu trả lời duy nhất sau khi khủng bố xảy ra.

Hai mươi năm sau, khi Mỹ và đồng minh phải rút khỏi Afghanistan do lực lượng Taliban chiếm được Kabul, những điều trên được nhắc lại với sắc thái chán nản và tuyệt vọng hơn.

Trước tình hình này, nhiều người lo sợ 2.000 tỷ USD, và hàng nghìn sinh mạng của người dân Afghanistan và quân đội phương Tây, giờ đây hóa thành công cốc.

"Thú thật là trong lúc này, tôi cùng những người khác trong cộng đồng đang mất đi những thứ mà mình đã bỏ công sức ra để có được", bà Pashtana Durrani, người đấu tranh vì giáo dục nữ giới ở Afghanistan, nói với BBC. "Chúng tôi phải chạy trốn, rời bỏ căn nhà mình xây nên và quên đi những hy sinh của bản thân".

Những thay đổi ở Afghanistan

Trung tá James Cho, cựu sĩ quan tình báo của Không quân Mỹ, nói: "Tôi cảm thấy buồn và tức giận, vì tôi chứng kiến sự hy sinh thầm lặng của những người dân Afghanistan. Giờ đây tôi tự hỏi liệu những hy sinh của họ có quan trọng không".

Mục đích chiến tranh ban đầu của Mỹ và quân đồng minh là ngăn Afghanistan trở thành "bệ phóng" cho những cuộc tấn công vào các nước phương Tây của al-Qaeda. Họ đạt được mục đích đó. Tuy nhiên, giờ đây vẫn chưa rõ thành công này có bị đảo ngược hay không.

"Mối quan hệ giữa Taliban và al-Qaeda gắn kết hơn bao giờ hết", ông Charles Lister từ Viện Nghiên cứu Trung Đông, cho biết. "Tuy rằng đường lối chính trị của Taliban đã thay đổi qua nhiều năm, mối quan hệ của họ vẫn rất bền vững".

Văn phòng thanh tra đặc biệt về vấn đề tái thiết Afghanistan (SIGAR, Mỹ) vào ngày 16/8 đã công bố khoản chi tiêu mà nước này đổ vào việc can thiệp vũ trang ở Afghanistan.

"Nếu mục tiêu của Mỹ là gầy dựng lại Afghanistan, để họ có thể tự phát triển và ít gây hại cho Mỹ, thì tương lai của Afghanistan không sáng sủa mấy", báo cáo này chỉ ra.

My dau tu cho Afghanistan anh 1

Từ sau 2001, Afghanistan đã phát triển về nhiều mặt dưới sự trợ giúp từ Mỹ. Nhưng nhiều người giờ đây lo ngại những thay đổi đó sẽ bị đảo ngược. Ảnh: AFP.

Báo cáo này công nhận rằng tuổi thọ trung bình và tỷ lệ biết chữ ở Afghanistan tăng, trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm đi. Tuy nhiên, báo cáo cho biết: "Câu hỏi quan trọng là những con số đó có tương đồng với sự đầu tư của Mỹ, và liệu chúng có duy trì hay không sau khi Mỹ rút quân? Theo phân tích của SIGAR, câu trả lời cho cả hai là không".

Afghanistan của năm 2021 mà Taliban đang chiếm giữ đã khác rất nhiều so với Afghanistan của năm 2001.

Qua 20 năm, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm đi một nửa. Dưới thời Taliban, các bé gái không được đến trường và học tập. Giờ đây, hơn một phần ba trẻ em gái có thể đọc và viết chữ. Vào năm 2005, chỉ 1/4 người Afghanistan có điện để sử dụng. Ngày nay, hầu hết mọi nhà đều có điện.

Đây là những thay đổi khó thể nào bị đảo ngược. Nếu có thì Taliban sẽ tự hủy hoại chính mình. Vì thế, tuy rằng cuộc chiến quân sự đã thất bại, cuộc chiến để đảm bảo những sự hy sinh suốt hai thập kỷ qua không tan thành mây khói vẫn còn diễn ra.

Giảm thiệt hại từ thất bại

"Mỹ đang đứng ở giây phút cực kỳ quan trọng. Họ có thể quyết định giữa một thất bại có thể kiểm soát được hay một thảm họa. Mọi người cần biết rằng hai điều trên rất khác biệt", theo ông Dominic Tierney, giáo sư tại Đại học Swarthmore.

Ông cho rằng bên cạnh việc di dời càng nhiều người Afghanistan càng tốt, Mỹ nên bắt đầu làm giảm thiệt hại của thất bại này bằng mọi cách.

"Chiến thắng của Taliban sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn giữa lực lượng này và các quốc gia đầu tư vào Afghanistan. Nếu Mỹ nhạy bén, họ có thể tận dụng cơ hội", ông Tierney cho biết.

My dau tu cho Afghanistan anh 2

Phụ nữ ở Afghanistan sẽ chịu nhiều áp bức khi Taliban cầm quyền. Ảnh: AP.

Bà Farhat Popal, làm việc cho SIGAR tại Afghanistan, nói: "Những gì thế giới có thể làm vào lúc này là tập trung bảo vệ nhân đạo. Đặc biệt là bảo vệ nữ giới ở Afghanistan, những người đang gặp nguy cơ về sức khỏe, an toàn và mạng sống. Bên cạnh đó, họ nên sẵn sàng đón những người di tản từ Afghanistan".

"Đây là vấn đề về mạng sống, thế giới không thể ngoảnh mặt làm ngơ được nữa", bà cho biết.

Khi Mỹ, Anh và các nước phương Tây khác vội vã rút khỏi Afghanistan, những người còn ở lại nước này cố gắng gỡ gạc thất bại bằng cách kháng cự phi vũ trang. Họ kiên quyết không từ bỏ những gì họ dựng xây.

Bà Fatima Ayub, một người Afghanistan hiện là giám đốc của tổ chức Crisis Action, đăng tải trên Twitter: "Tôi biết chắc rằng nếu Taliban kiên quyết phá hoại cuộc sống của người Afghanistan - những người chịu nhiều áp bức nhất trên Trái Đất, người dân nước này sẽ đứng dậy đấu tranh".

Hàng loạt tính toán sai lầm của Mỹ trước sự sụp đổ của Afghanistan

Việc chính phủ Afghanistan có thể thất thủ sau khi Mỹ rút quân đã được dự báo, nhưng tình báo Mỹ và Tổng thống Biden không hề thấy trước được tốc độ tiến quân của Taliban.

Mỹ, IMF ngăn Taliban tiếp cận hàng tỷ USD của Afghanistan

Mỹ và IMF chặn quyền tiếp cận hơn 7 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Afghanistan và viện trợ khẩn cấp, để tránh số tiền rơi vào tay Taliban.

Thế Hào

Bạn có thể quan tâm