Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thanh khoản chứng khoán 'mất hút'

Các nhà đầu tư nước ngoài vừa có phiên thứ 3 liên tiếp mua ròng. Dòng tiền ngoại chủ yếu chảy vào các cổ phiếu bluechip như HDB, FPT, VNM.

Thanh khoản thị trường chứng khoán phiên 13/8 không vượt nổi mốc 15.000 tỷ đồng. Ảnh: Duy Hiệu.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trải qua một phiên giao dịch ảm đạm với giá trị giao dịch không vượt nổi 15.000 tỷ đồng. Việc thị trường chưa thể xác định xu hướng cụ thể khiến nhiều nhà đầu tư duy trì tâm lý thận trọng.

VN-Index dành phần lớn thời gian giằng co dưới tham chiếu trong bối cảnh bị nguồn cung lấn át. Bước ngoặt xảy ra vào cuối giờ giao dịch, sự gia nhập muộn của dòng tiền bất ngờ kéo VN-Index đang từ giảm gần 7 điểm vượt lên trên tham chiếu.

Kết phiên, VN-Index tăng 0,14 điểm (+0,01%) lên 1.230,42 điểm; HNX-Index giảm 0,59 điểm (-0,25%) xuống 230,18 điểm; UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (-0,23%) xuống 92,79 điểm.

Toàn thị trường ghi nhận 356 mã tăng (gồm 27 mã tăng trần), 848 mã giữ tham chiếu và 400 mã giảm (gồm 15 mã giảm sàn).

Riêng rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 đóng góp 16 mã giảm, 5 mã đứng giá và 9 mã tăng. Trái với VN-Index, chỉ số đại diện VN30 lại quay đầu giảm 0,2% xuống 1.268,72 điểm.

Động lực chính giúp chỉ số đại diện sàn HoSE thoát 1 phiên điều chỉnh chủ yếu đến từ cổ phiếu VCB của Vietcombank. Với biên độ tăng 1,9%, cao nhất rổ VN30, cổ phiếu của nhà băng vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán đóng góp hơn 2 điểm tích cực vào VN-Index.

Trong khi đó, sự ảnh hưởng của các mã như VNM (+1,1%), NAB (tăng trần), HDB (+1,6%), HVN (+2,5%), VJC (+1,7%), CTG (+0,5%), PDR (+3,7%), LPB (+0,7%), SAB (+0,6%) không quá vượt trội.

Ở chiều ngược lại, áp lực ghìm chân chỉ số phần lớn đến từ các mã trụ như HPG (-1,7%), GAS (-1,2%), TCB (-1,2%), SSB (-2,1%), ACB (-0,8%), BID (-0,3%), VHM (-0,4%), VIB (-1,2%), MSN (-0,5%), MBB (-0,4%).

chung khoan hom nay,  khoi ngoai anh 1

VN-Index thoát 1 phiên điều chỉnh. Ảnh: TradingView.

Nhóm bất động sản trong phiên hôm nay rơi vào tình trạng phân hóa mạnh. Trong khi các mã như PDR (+3,7%), TCH (+3,4%), NVL (+0,4%), DXG (+1,5%), CEO (+2,1%) hồi phục mạnh thì VHM (-0,4%), NLG (-1,5%), SNZ (-2,2%), HDG (-1,8%) lại diễn biến tiêu cực.

Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở nhóm ngân hàng, một trong 2 nhóm có tỷ trọng lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mặt khác, ở nhóm chứng khoán, nhiều cổ phiếu dần đầu ngành như SSI (-0,9%), VND (-2,3%), VCI (-0,2%), SHS (-1,2%) chuyển thế điều chỉnh hàng loạt.

Một số trong những cổ phiếu gây bất ngờ hôm nay là QCG của Quốc Cường Gia Lai. Sau 3 phiên điều chỉnh mạnh, thị giá QCG bất ngờ tăng trần trở lại với thanh khoản eo hẹp, chưa đến 6 tỷ đồng.

Dù tăng kịch biên độ lên mốc 6.070 đồng/cổ phiếu, QCG vẫn đang được giao dịch quanh vùng thấp nhất hơn 1 năm qua. So với mức cao nhất năm nay, thị giá QCG đã giảm hơn 64%.

Khối ngoại bạo tay mua ròng hơn 220 tỷ đồng hôm nay, qua đó ghi nhận phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp. Trong đó, giá trị mua vào tập trung tại HDB (+384 tỷ đồng), VNM (+151 tỷ đồng), FPT (+76 tỷ đồng), CTG (+46 tỷ đồng).

Trong khi đó, cổ phiếu HPG bị hạ tỷ trọng hơn 230 tỷ đồng, TCB (-75 tỷ đồng), NLG (-34 tỷ đồng).

Lọc hóa dầu Bình Sơn chuẩn bị chuyển lên HoSE, có cơ hội lọt VN30

CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn đã có nghị quyết về việc thực hiện niêm yết cổ phiếu BSR tại HoSE. Đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ 23 toàn thị trường, ở mức gần 72.000 tỷ đồng.

2 công ty chứng khoán giải chấp 5,3 triệu cổ phiếu của cố Chủ tịch DIC

Chứng khoán Shinhan và Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đã bán giải chấp 5,3 triệu cổ phiếu DIG của cố Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn.

Cổ phiếu DIG bị bán tháo sau tin buồn về Chủ tịch

Sau khi Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn qua đời hôm 10/8, cổ phiếu DIG bị bán mạnh trong phiên 12/8 và rơi xuống mốc thấp nhất 10 tháng.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm