Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thanh Hóa báo cáo Trung ương vụ ngư dân Sầm Sơn khiếu kiện

Trong báo cáo gửi Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm điểm sâu sắc việc để xảy ra vụ việc ngư dân tập trung ở UBND tỉnh.

Sau cuộc đối thoại giữa Bí thư Tỉnh ủy với ngư dân Sầm Sơn, ngày 7/3, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có báo cáo gửi đến các văn phòng cơ quan trung ương như Ban Bí thư Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Chủ tịch nước,… về việc giải quyết khiếu kiện của ngư dân.

Báo cáo nêu rõ: Khi cải tạo, nâng cấp đường Hồ Xuân Hương và chỉnh trang bãi biển phía Đông con đường này hoàn thành, nhà đầu tư chỉ quản lý, kinh doanh dịch vụ trong phạm vi các ki-ốt, nhà tắm tráng nước ngọt đã đầu tư.

Thanh Hoa bao cao trung uong vu ngu dan anh 1
Ngư dân Sầm Sơn tập trung ở cổng UBND tỉnh. Ảnh: Nguyễn Dương.

UBND thị xã Sầm Sơn sẽ quản lý toàn bộ các công trình công cộng như: Bãi tắm, bãi biển, công viên, khuôn viên nhạc nước... Người dân sẽ tiếp tục được đăng ký kinh doanh các dịch vụ.

Trước những diễn biến bức xúc của người dân, tỉnh Thanh Hóa thống nhất cách giải quyết: Các gia đình chưa đồng thuận với chủ trương, chính sách của tỉnh thì vẫn duy trì việc khai thác, đánh bắt hải sản và neo đậu như hiện nay. Khi Nhà nước đầu tư xây dựng xong bến mới, đảm bảo về cơ sở hạ tầng thì khuyến khích ngư dân đưa thuyền, bè về neo đậu ở bến mới... 

Về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc này, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm điểm sâu sắc việc để xảy ra vụ việc nêu trên để rút kinh nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ sắp tới.

Thanh Hoa bao cao trung uong vu ngu dan anh 2

Bến đậu thuyền của ngư dân được yêu cầu di dời. Ảnh: Nguyễn Dương.


Trước đó, Zing.vn đã đưa tin, trong 11 ngày từ 26/2 đến 6/3, cả trăm người dân thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa đã tập trung trước cổng UBND tỉnh phản đối cơ quan chức năng thu hồi đất ở khu vực neo đậu bến thuyền phía Đông đường Hồ Xuân Hương (thuộc xã Quảng Cư) để giao cho Tập đoàn FLC xây dựng.

Ngư dân yêu cầu để lại cho họ ít nhất 500 m bờ biển giáp ranh giữa xã Quảng Cư và phường Trung Sơn để neo đậu thuyền và thuận tiện cho việc đánh bắt cá. Người dân đề nghị được đối thoại với lãnh đạo tỉnh. Tình trạng này khiến giao thông một số khu vực bị đình trệ. Ngày 7/3, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có cuộc đối thoại kéo dài gần 3h với ngư dân, tại đó ông nhận khuyết điểm trước nhân dân, và trấn an họ tiếp tục ra biển bình thường. 

Dự án quy hoạch không gian du lịch phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dài 3,5 km, có tổng vốn 316 tỷ, được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tháng 10/2015. Nhà đầu tư được lựa chọn Tập đoàn FLC. Theo tiến độ, dự án này phải hoàn thành trước 30/4/2016, để kịp khai thác du lịch mùa hè Sầm Sơn.

Vì sao ngư dân Sầm Sơn tập trung đòi bãi biển?

Với 44 năm kinh nghiệm bám biển Sầm Sơn, ông Tầm cho rằng 2 địa điểm neo đậu tàu thuyền mà UBND tỉnh Thanh Hóa dự tính di dời ngư dân tới có thể “gây nguy hiểm cho bà con”.

Bí thư Thanh Hóa nhận khuyết điểm với dân Sầm Sơn

Kết thúc cuộc đối thoại nhiều giờ với ngư dân Sầm Sơn sáng 7/3, Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến khẳng định chưa thu hồi bến neo đậu thuyền và bà con "cứ đi làm bình thường".



Nguyễn Dương

Bạn có thể quan tâm