Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Thân phận của thơ

“Bài thơ dưới mưa” của Vũ Dy lấy thơ làm đối tượng, từ đó nhìn sâu vào đời sống của chữ nghĩa, thanh âm, nhịp điệu. Từ thơ, ta nhận ra người.

Không nơi trú

em đành nằm ướt chiều nay

ngọn mưa quất đau

tháng bảy đổ đầy em từng con chữ dại khờ.

***

Ý tưởng ngả nghiêng trên em nhợt nhạt

những khóc cười tuyệt vọng

những nhiệt thành bi hài phản trắc

cuồng nộ từng sớm mai

và sâu trong em

là cơn bão và

nhiều khi

là thăm thẳm buồn.

***

Không còn ai về viết trên núi

những đơn âm bỏ quên từ nhiều năm cũ

ngân lên như lá ngân hạnh trong rừng đêm

những bóng chữ một thời trau chuốt

đã hoài thai và

đã chết lâu rồi

đôi khi tự lừa dụ mình

thả trôi những câu buồn róc rách.

***

Bên căn nhà gỗ trên đồi

mọc xanh em cô độc

với đôi mắt buồn lấp lánh

giữa một chiều mưa hối tiếc…

Lời bình

Có một nhân vật, một thân phận mang tên “Bài thơ” trong Bài thơ dưới mưa của Vũ Dy. Lấy chính mình làm đối tượng, hình thức này là cơ hội để thơ nhìn sâu vào bên trong, khám phá đời sống của một thân thể lời, một nhịp điệu chữ, một sinh mệnh của ngôn ngữ và nghệ thuật.

Quan sát một bài thơ, cũng là quan sát một sinh mệnh. Bởi thế, trong cái nhìn về thi ca, việc bài thơ bị ướt, bị đau, ngả nghiêng ý tưởng, nhợt nhạt, phản trắc, tuyệt vọng, cuồng nộ, giông bão, thăm thẳm buồn… là những trạng thái của đời sống qua cảm quan thi sĩ.

Có những bài thơ hiện ra và sống như đời thiên sứ. Nhưng, cũng có những bài thơ chìm vào quên lãng, thậm chí có những hoài thai không bao giờ được sinh hạ, mãi mãi tự lưu đày trong ngục tối của ý niệm. Thơ cũng chính là phận người vậy.

Bài thơ dưới mưa của Vũ Dy quan sát rất rõ một sinh mệnh thi ca, có lẽ đã rơi vào bi kịch. Không ai viết (không viết), những đơn âm lãng quên, những vang ngân tăm tối, những bóng chữ đã hoài thai, đã chết… Từ bài thơ, ta hình dung về thi sĩ, bên núi kia một sống đời đã xanh lên cô độc, buồn lấp lánh và hối tiếc.

Một chút sương mù trên bàn tay

Bài thơ “Một chút sương mù trên bàn tay” của Hoàng Phủ Ngọc Tường phảng phất lớp khói sương bao phủ thế giới luyến ái. Một cuộc tình tưởng thiên thu bỗng hóa phù du, thoáng chốc.

Yêu như ngày đầu tiên

Làm sao để yêu như ngày đầu tiên? Bài thơ “Mãi mãi ngày đầu tiên” của Bế Kiến Quốc là một câu trả lời, một ướm mở nhẹ nhàng về bí quyết ấy.

Vũ Dy

Bạn có thể quan tâm