Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thằn lằn lai cá sấu từng tung hoành tại Nga

Khách du lịch vừa phát hiện hóa thạch của thằn lằn lai cá sấu tại một con sông ở Nga. Theo giới khoa học, loài động vật bò sát này tuyệt chủng khoảng 150 triệu năm trước.

Thằn lằn đầu cá sấu là loài bò sát sống dưới nước. Ành: Itar-Tass
Hóa thạch của thằn lằn lai cá sấu nhô ra từ đáy sông Ruta-Yu. Ành: Itar-Tass

Các du khách thuộc thành viên của một câu lạc bộ câu cá ở dãy núi Ural thuộc Nga đã phát hiện hóa thạch của Mesosaur, một loài thằn lằn lai cá sấu, khi họ đang chèo thuyền trên sông Ruta-Yu thuộc bán đảo Yamal, Nga hôm 14/9, Itar-Tass đưa tin. 

“Thuyền của Oleg Yushkov, một thành viên trong đoàn chúng tôi, tình cờ va vào một vật thể. Nước sông không sâu nên anh ấy có thể nhận ra nó là một hòn đá với hình dạng giống đầu của một loài động vật thời tiền sử”, Yevgeny Svitov, chủ tịch câu lạc bộ câu cá, kể.

Theo ông Svitov, sau khi xem bức ảnh mà Yushkov chụp về vật thể lạ dưới sông, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN) tại Moscow xác nhận đây chính là hóa thạch của loài thằn lằn đầu cá sấu, loài bò sát đã tồn tại cách đây khoảng 150 triệu năm. Tuy nhiên, họ cần thực hiện một nghiên cứu để xác định rõ chính xác tuổi của hóa thạch.

Câu lạc bộ câu cá đang đàm phán với RAN tại Urals để kéo hóa thạch của loài bò sát đặc biệt lên bờ trước khi dòng sông đóng băng. 

Mesosaur là loài thằn lằn đầu cá sấu. Chúng là một trong số những loài bò sát sống dưới nước đầu tiên. Chiều dài cơ thể của loài động vật kỳ lạ vào khoảng 70 cm. Những bàn chân màng bơi và đuôi cho phép chúng dạo chơi trong các hồ nước và sông.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm