Tham vọng làm chip của Trung Quốc lại bị Mỹ gây sức ép. Ảnh: iStock. |
Theo Bloomberg, dưới sức ép của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, công ty ASML tại Hà Lan đã hủy bỏ một phần giấy phép xuất khẩu một số thiết bị chế tạo chip sang Trung Quốc.
Cụ thể, theo hợp đồng ban đầu, người khổng lồ trong lĩnh vực làm chip sẽ vận chuyển 3 thiết bị in thạch bản sau khi đã được chính phủ Hà Lan phê duyệt các giấy phép vào tháng 1/2024.
Tuy nhiên, một số nhân vật đặc biệt giấu tên cho biết, chính phủ Mỹ đã gặp mặt trực tiếp với công ty Hà Lan và yêu cầu tạm hoãn việc vận chuyển công nghệ sang Trung Quốc.
Cũng theo nguồn tin giấu tên này, từ cuối năm 2023, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã có cuộc hội thảo với chính phủ Hà Lan về việc bán công nghệ cho Trung Quốc.
Đáp lại, chính phủ Hà Lan đã khuyên Mỹ nên có cuộc gặp mặt trực tiếp với ASML để hai bên có thể thống nhất về vấn đề trên.
Trước lệnh cấm này, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu phía công ty Hà Lan phải tuân thủ theo luật hợp đồng nếu không muốn lợi ích của hai nước bị ảnh hưởng.
Theo CNBC, kể từ năm 2018, chính quyền Trump được cho là đã yêu cầu ASML không bán công nghệ quang khắc tia cực tím (EUV) cho các công ty Trung Quốc.
Trong khi đó, các công ty công nghệ Trung Quốc dĩ nhiên luôn thèm muốn công nghệ in này, bởi họ không muốn đi theo "vết xe đổ" của Huawei từng điêu đứng sau khi chính phủ Mỹ ra lệnh thắt chặt các hạn chế thương mại, dẫn đến việc gặp khó trong việc mua chip từ TSMC.
“Việc gây nhiều sức ép lên Trung Quốc chỉ càng khiến họ có thêm động lực để phát triển công nghệ hơn”, CEO của ASML, ông Peter Wennink phát biểu về động thái của Mỹ.
Giải mã bí ẩn Thung lũng Silicon
Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Thung lũng Silicon qua cái nhìn của người trong cuộc, đồng thời đưa ra những lời khuyên để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đi đúng hướng.