Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thảm kịch tâm dịch Ebola qua lời kể người Việt

"Mỗi lần đi làm, tôi và mọi người chứng kiến cảnh người dân bản địa nằm ngoài đường phố", một người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nigeria, tâm dịch Ebola nói.

Dịch Ebola đang hoành hành tại các nước Tây Phi.
Dịch Ebola đang hoành hành tại các nước Tây Phi.

Tình hình dịch tại Nigeria và Sierra Leone

Nigeria là một trong 4 nước Tây Phi đang có dịch Ebola. Ông Đào Mạnh Đức, Phụ trách bộ phận Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại thành phố Lagos, cho biết, tính tới ngày 12/8/2014, 12 người Việt Nam, bao gồm cả cán bộ Thương vụ đang sinh sống và làm việc tại thành phố. Tại các nơi khác ở Nigeria, bao gồm cả cán bộ Đại sứ quán, còn khoảng 10 người.

Theo thống kê trên các phương tiện thông tin đại chúng, tính đến ngày 13/8/2014, 3 người chết, 12 ca nhiễm mới, gần 100 người bị cách ly theo dõi do nhiễm virus Ebola tại thành phố Lagos.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 4 nước có dịch Ebola thì Nigeria là nước có 12 ca mắc, 3 ca tử vong; Guinea có 510 ca mắc với 377 ca tử vong; tại Liberia có 670 ca mắc với 355 tử vong; tại Sierra Leone có 783 ca mắc với 334 ca tử vong.

Tuy nhiên, là một quốc gia với dân số đông nhất châu Phi (trên 170 triệu người), và cũng là nền kinh tế lớn nhất châu Phi hiện nay cùng lưu lượng xuất nhập cảnh lớn, việc dịch Ebola bùng phát diện rộng tại Nigeria là rất dễ xảy ra.

Toàn cảnh đại dịch Ebola khiến thế giới chao đảo

Virus Ebola đang hoành hành ở 4 quốc gia châu Phi làm hơn 1.700 người nhiễm bệnh với 932 người tử vong, đe dọa cả thế giới trước nguy cơ đại dịch.

Cuộc sống đảo lộn, công việc đình trệ, tâm lý lo lắng

Anh Nguyễn Văn Long quê ở Đồng Nai, hiện đang làm việc tại thành phố Lagos, cho biết: "Chúng tôi chỉ biết thông tin về dịch Ebola nhờ đọc báo mạng Việt Nam. Hiện bà con vẫn khoẻ và có thể tự lo cho bản thân".

Anh Long chụp ảnh cùng người dân bản địa.
Anh Long chụp ảnh cùng người dân bản địa.

Theo anh Long, kể từ khi có thông tin về dịch Ebola ở Nigeria, thương vụ Việt Nam tại Lagos đã liên hệ phổ biến thông tin về tình hình dịch bệnh, hướng dẫn biện pháp phòng ngừa và phát thuốc phòng bệnh. Thuốc mua ở Lagos giá rất cao mà chất lượng không được như của Việt Nam, muốn mua cũng khó khăn chứ không dễ dàng, dịch vụ y tế ở đây cũng rất đắt đỏ mà thiếu thốn.

"Tôi nghĩ đây là tấm lòng người Việt Nam xa xứ giúp nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Mỗi lần đi làm, tôi và mọi người thường chứng kiến cảnh người dân bản địa nằm ngoài đường phố. Dường như y tế địa phương và người dân nơi đây thờ ơ như không có chuyện xảy ra khiến anh và mọi người càng hoang mang", anh Long cho biết.

Từ khi có dịch Ebola xảy ra, công việc của những người Việt Nam sinh sống tại hai thành phố Lagos và Enugu bị đình trệ do tâm lý lo lắng, nhiều người sợ nên muốn cách ly, ở trong nhà. Sự lo lắng nhân lên khi họ nghĩ tới viễn cảnh không thể trở về quê hương do dịch bệnh diễn biến quá phức tạp.

Tuy nhiên, tới thời điểm này anh Long cho biết bà con người Việt tại Lagos vẫn bình tĩnh, phương án trở về nước cũng được tính tới song chưa thực hiện.

Xác bệnh nhân Ebola thối rữa trên đường, người dân nổi giận

Người dân Liberia biểu tình hôm 9/8 để phản đối việc chính phủ chậm trễ trong hoạt động thu gom xác bệnh nhân nhiễm virus Ebola.

Dịch vụ y tế nghèo nàn, đắt đỏ

Cuộc sống thường nhật của người dân Nigeria.
Cuộc sống thường nhật của người dân Nigeria.

Theo ông Đào Mạnh Đức, cho đến nay, tại Lagos chưa có bất kỳ chương trình hỗ trợ hay phổ biến y tế từ phía chính quyền đối với người dân để phòng chống dịch. Họ không có các loại thuốc khử trùng, sát khuẩn. Thương vụ Việt Nam đã chủ động đi tìm những loại cồn, thuốc khử khuẩn như hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tình hình chống dịch tại Lagos, theo nhận xét của ông Đức, là không tốt do cơ sở hạ tầng về y tế tại đây rất kém, ý thức và nhận thức người dân về việc bảo vệ sức khoẻ thấp và rất chủ quan. Hơn nữa, thông tin về dịch đang thiếu và không chính xác. Một số báo địa phương chỉ trích sự thờ ơ, không quan tâm, không có khuyến cáo mạnh mẽ hay hành động thích ứng để đối phó dịch của chính quyền.

"Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc động viên và cung cấp thông tin cho bà con, đồng thời xây dựng kế hoạch ứng phó nếu diễn biến dịch xấu đi. Phương án sơ tán cán bộ và công dân khi cần thiết cũng được chuẩn bị sẵn", ông Đức nói rõ.

Dịch sốt xuất huyết Ebola thực sự nguy hiểm?

Virus Ebola đang tung hoành ở Tây Phi, khiến hơn 900 người tử vong và vẫn tiếp tục lan rộng. Tuy nhiên, nó không quá nguy hiểm như nhiều người vẫn tưởng.

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/192487/tham-kich-tam-dich-ebola-qua-loi-ke-nguoi-viet.html

Theo Cẩm Quyên/VietNamNet

Bạn có thể quan tâm