Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xác bệnh nhân Ebola thối rữa trên đường, người dân nổi giận

Người dân Liberia biểu tình hôm 9/8 để phản đối việc chính phủ chậm trễ trong hoạt động thu gom xác bệnh nhân nhiễm virus Ebola.

Người dân thành phố Monrovia, Liberia, biểu tình phản đối chính phủ trì trệ trong việc thu gom xác bệnh nhân nhiễm virus Elbola. Ảnh:
Hàng trăm người dân thành phố Monrovia, Liberia, biểu tình để phản đối tình trạng trì trệ trong việc thu gom xác bệnh nhân nhiễm virus Elbola. Ảnh: EPA

Người dân tại thị trấn Weala, cách thủ đô Monrovia khoảng 80 km, cho hay chính phủ đã không cử người tới đem xác thối rữa của bệnh nhân Ebola bên đường trong hai ngày qua. Vì thế những người biểu tình chặn đường cao tốc đông đúc nhất tại Liberia để phản đối việc chính phủ chậm trễ trong việc thu thập thi thể nạn nhân nhiễm virus. Cảnh sát chống bạo động đã xuất hiện để dẹp đám đông, AP đưa tin.

Gần 300 người Liberia đã chết vì nhiễm virus Ebola. Chính phủ yêu cầu các gia đình hỏa táng tất cả nạn nhân để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) mô tả dịch Ebola tại Liberia là “thảm họa”. “Các báo cáo cho biết người ta đã vứt thi thể bệnh nhân ra đường hoặc để trong nhà”, Lindis Hurum , điều phối viên khẩn cấp của MSF tại Liberia, cho biết.

Theo Hurum, ít nhất 40 nhân viên y tế tại Liberia đã nhiễm virus Ebola trong vài tuần gần đây, trong khi hầu hết các bệnh viện của thành phố đã đóng cửa. 

Dịch Ebola xóa sổ hoàn toàn nhiều làng ở Tây Phi

Dịch bệnh tại Tây Phi đang trầm trọng hơn, với nhiều ngôi làng bị xóa sổ hoàn toàn và những xác chết nằm trên đường phố.

Hôm 8/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Eblola. WHO khẳng định sự lây lan nhanh chóng của virus Ebola là hiện tượng "bất thường" và đe dọa sức khỏe của người dân trên toàn thế giới. Gần 1.000 người thiệt mạng vì Ebola. Phần lớn trường hợp tử vong xảy ra tại 4 quốc gia Tây Phi là Nigeria, Sierra Leon, Guinea và Liberia. 

Căn cứ vào tình hình thực tế, WHO đánh giá nguy cơ dịch Ebola lan rộng trên toàn thế giới là rất cao, đồng thời nhấn mạnh các chính phủ nên thực hiện một biện pháp quốc tế mang tính liên kết để ngăn chặn và đẩy lùi sự lây lan của virus nguy hiểm.

Quá trình tàn phá cơ thể người của virus Ebola

Sau khi xâm nhập cơ thể, virus Ebola sản sinh rất nhanh và phá hoại hệ thống miễn dịch. Cuối cùng, bệnh nhân chảy máu từ miệng, mũi, vết thương hở rồi chết do mất máu và suy thận.

Toàn cảnh đại dịch Ebola khiến thế giới chao đảo

Virus Ebola đang hoành hành ở 4 quốc gia châu Phi làm hơn 1.700 người nhiễm bệnh với 932 người tử vong, đe dọa cả thế giới trước nguy cơ đại dịch.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm