Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thái Lan điều động gần 3.000 cảnh sát đối phó biểu tình

Cuộc biểu tình đúng dịp tròn 4 năm xảy ra đảo chính tại Thái Lan. Những người biểu tình đòi tổ chức tổng tuyển cử sớm để khôi phục chính quyền dân sự.

bieu tinh Thai Lan anh 1
Ngày 22/5 tại Bangkok, hơn 500 người đã tham gia cuộc biểu tình đòi chính phủ Thái Lan tổ chức tổng tuyển cử sớm vào tháng 11 tới, thay vì trong năm 2019 như Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố. Ảnh:  AP.
bieu tinh Thai Lan anh 2
Cuộc biểu tình diễn ra đúng vào dịp tròn 4 năm kể từ cuộc đảo chính vào ngày 22/5/2014. Tướng Prayuth cùng quân đội đã lật đổ chính phủ, chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị và biểu tình không hồi kết tại Bangkok. Ảnh: Reuters.
bieu tinh Thai Lan anh 3
Chính quyền quân sự cho đến nay vẫn chưa tổ chức tổng tuyển cử như đã hứa. Thủ tướng Prayuth ngày 22/5 khẳng định sẽ không tổ chức tổng tuyển cử trước năm 2019, nhấn mạnh lập trường của chính phủ vẫn không thay đổi. Ảnh: Reuters.
bieu tinh Thai Lan anh 4
Nhiều cuộc khảo sát thực hiện bởi các tổ chức trong và ngoài Thái Lan cho thấy người dân vẫn thất vọng với nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ hiện tại. Nhiều quan điểm chỉ trích Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO) không hoàn thành được những lời hứa của mình. Ảnh: Reuters.
bieu tinh Thai Lan anh 5
Lộ trình của dòng người biểu tình ngày 22/5 bắt đầu từ trường đại học Thammasat và hướng đến khu vực Nhà Chính phủ. Rangsiman Rome, 26 tuổi, một lãnh đạo của sự kiện, cho biết nhiều thành viên từ các vùng quê đã đến Bangkok để tham gia biểu tình. Ảnh: Reuters.
bieu tinh Thai Lan anh 6
Sáng 22/5, nhiều đơn vị cảnh sát đã được điều động giữ an ninh các tuyến đường mà dòng người biểu tình sẽ di chuyển qua. Phó tư lệnh cảnh sát hoàng gia Thái Lan Srivara Ransibrahmanakul cho biết các đơn vị an ninh chỉ được trang bị dùi cui. Ảnh: AFP.
bieu tinh Thai Lan anh 7
Cảnh sát lập "hàng rào người" gần đại học Thammasat để ngăn cản nhóm biểu tình tiến về khu vực Nhà Chính phủ. Ngoài lộ trình này, còn có một nhóm khoảng 80 người biểu tình di chuyển về phía tòa nhà Liên Hợp Quốc. Ảnh: Straits Times.
bieu tinh Thai Lan anh 8
Trước đó, khu vực Nhà Chính phủ và các tuyến đường lân cận đã được giới chức trách thông báo là địa điểm cấm tụ tập đông người. Dù đã được yêu cầu giải tán, gần 500 người biểu tình vẫn tiếp tục di chuyển. Ảnh: AP.
bieu tinh Thai Lan anh 9
Truyền thông Thái Lan cho biết đã có đụng độ nhỏ khi đoàn người biểu tình tìm cách phá hàng rào của cảnh sát trên tuyến đường tới Nhà Chính phủ, gần các văn phòng của Thủ tướng Prayut. Gần 800 cảnh sát đã được điều động đến khu vực để tái lập an ninh. Ảnh: AP.
bieu tinh Thai Lan anh 10
Cảnh sát thành phố Bangkok đã điều động tổng cộng 3.000 nhân sự tham gia chặn các tuyến đường quanh Nhà Chính phủ và gần tòa nhà Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters.
bieu tinh Thai Lan anh 11
Cảnh sát đã bắt giữ 2 người biểu tình gần trụ sở của Liên Hợp Quốc tại Bangkok nhưng không thông báo lý do. Ngoài ra, 8 lãnh đạo cuộc biểu tình đã tự nguyện nộp mình cho cảnh sát. NCPO cũng cáo buộc 5 lãnh đạo biểu tình tổ chức tụ tập bất hợp pháp.  Ảnh: Reuters.
bieu tinh Thai Lan anh 12
Rangsiman Rome, một trong những lãnh đạo biểu tình tự nguyện nộp mình, khẳng định sự kiện đã đạt được mục đích và kêu gọi các nhà hoạt động xã hội trở về nhà. Ảnh: AP.

Tỷ phú 39 tuổi và 'cơn lốc trẻ' trên chính trường Thái Lan

Một "cơn lốc trẻ" đang quét qua chính trường Thái Lan trước cuộc bầu cử năm sau, dù đó là đảng chính trị hoàn toàn mới hay một đảng lâu năm vừa "thay máu".

Chính trường Thái Lan: Không có chỗ cho người trẻ?

Sau mấy năm dưới sự điều hành của chính quyền quân sự, chính trường Thái Lan xuất hiện gương mặt trẻ kỳ vọng mang lại làn gió mới, dẫu cơ hội chiến thắng tổng tuyển cử là rất nhỏ.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm