Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thả rắn hổ mang chúa dài 1,5 mét về tự nhiên

Một người dân Quảng Bình đã giao nộp cá thể rắn hổ mang chúa bị mắc bẫy cho cơ quan chức năng để thả về tự nhiên.

Ngày 1/5, Công an huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện và Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong thả cá thể rắn hổ mang chúa vừa tiếp nhận từ người dân về môi trường tự nhiên.

tha ran ho mang ve rung anh 1

Cá thể rắn hổ mang chúa được người dân giao nộp. Ảnh: Công an cung cấp.

Theo cơ quan chức năng, ngày 25/4, anh M.H.Q. (trú xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy) khi đi rừng đã phát hiện cá thể rắn hổ mang chúa dài khoảng 1,5 m mắc bẫy nên mang về nhà.

Từ tin báo, tổ công tác của Công an huyện Lệ Thủy đã đến vận động giao nộp cá thể rắn để thả về môi trường tự nhiên. Nhận thấy đây là loài động vật quý hiếm nhóm IB cần bảo vệ, anh Q. đã đồng ý giao nộp lại cá thể rắn này.

Khi tiếp nhận, cá thể rắn hổ mang chúa trong tình trạng sức khỏe bình thường, ổn định.

Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới, phân bố chủ yếu tại các vùng rừng nhiệt đới ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Con trưởng thành dài trung bình hơn 3,1 m đến 4 m. Cá thể lớn nhất từng được ghi nhận dài tới 5,85 m.

Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010.

Dù có kích thước to lớn và nọc độc thần kinh cực mạnh, rắn hổ mang chúa thường lẩn tránh con người và chỉ tấn công nếu cảm thấy bị đe dọa. Khi gặp nguy hiểm, chúng có thể ngóc đầu lên, dựng đứng 1/3 chiều dài cơ thể và phình mang để cảnh báo kẻ thù.

Thả rắn hổ mang chúa nặng 21 kg về tự nhiên

Lực lượng chức năng Đồng Nai đã thả con rắn hổ mang chúa nặng 21 kg, dài 4 m về môi trường tự nhiên.

Hoàng Dương

Bạn có thể quan tâm