Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tên lửa chống hạm Mỹ kém Nga, Trung về tầm bắn

Tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ có tầm bắn chỉ bằng một nửa và tốc độ chậm hơn so với các loại vũ khí diệt hạm của Nga, Trung Quốc.

Tên lửa chống hạm chủ lực của Mỹ diệt mục tiêu Harpoon là loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ có thể diệt mục tiêu ở cự ly 130 km.

Business Insider cho biết lực lượng hải quân lớn nhất thế giới đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ sự lớn mạnh của Hải quân Nga và Trung Quốc. Đặc biệt, vũ khí chống hạm của Mỹ có tầm bắn và tốc độ hạn chế nhiều so với vũ khí của Nga, Trung Quốc.

Trong nhiều năm qua, Hải quân Mỹ tập trung vào chiến lược “phân tán mối đe dọa” nhằm cung cấp vũ khí mạnh mẽ cho các tàu chiến nhỏ có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly hàng trăm km. Tuy nhiên, các tàu chiến của Hải quân Nga và Trung Quốc đều sở hữu tên lửa chống hạm tầm xa có thể tấn công tàu chiến Mỹ trước.

Tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là RGM-84 Harpoon có tầm bắn tối đa chỉ 130 km, đầu đạn nặng 221 kg, tốc độ khoảng 864 km/h. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc sở hữu danh sách dài các loại tên lửa chống hạm.

Đơn cử như tên lửa chống hạm P-800 Oniks của Nga có tầm bắn trên 300 km, tốc độ 3.060 km/h. Họ tên lửa chống hạm Klub có tầm bắn dao động từ 90-600 km tùy phiên bản, mang theo đầu đạn nặng từ 250-500 kg, tốc độ pha cuối lên đến 3.500 km/h.

Vu khi chong ham cua My anh 1
Tên lửa chống hạm Harpoon bắn từ tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ

Dòng tên lửa chống hạm YJ-83, YJ-62 của Trung Quốc có tầm bắn dao động từ 120-400 km tùy phiên bản. Gần đây, Trung Quốc còn giới thiệu tên lửa đạn đạo chống hạm có thể tấn công tàu sân bay từ khoảng cách 1.700 km.

Đặc biệt, Nga và Trung Quốc đều đang phát triển tên lửa siêu thanh có thể tấn công ở tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh (khoảng 6.123 km/h). Những vũ khí này bay nhanh hơn so với năng lực phòng thủ đánh chặn trên các chiến hạm Mỹ.

Hải quân Mỹ và tập đoàn Lockheed Martin đang xúc tiến nhiều giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách về tầm bắn giữa vũ khí chống hạm của Mỹ so với các nước. Chris Mang, phó chủ tịch phụ trách tên lửa chiến thuật và động cơ của tập đoàn Lockheed Martin, nói với các phóng viên trong hội thảo ở Arlington, Virginia: “Phòng thủ là tốt nhưng tấn công còn tốt hơn”.

Ông Mang cho biết thêm, tên lửa chống hạm tầm xa LRASM cho tàu chiến và máy bay dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2020. LRASM có tầm bắn khoảng 360 km, mang theo đầu đạn nặng 500 kg và có khả năng tấn công ở tốc độ âm thanh.

Ngoài ra, máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer có thể triển khai hoạt động tên lửa LRASM vào đầu năm 2018, đem lại cho Mỹ lợi thế nhất định. Năng lực chống hạm của Mỹ tuy kém hơn với các đối thủ lớn nhưng Mỹ nắm lợi thế về radar, trinh sát tình báo và hệ thống chỉ huy có thể cung cấp thông tin cảnh báo sớm nhanh hơn với đối thủ. Do đó, năng lực tác chiến tổng thể của Hải quân Mỹ vẫn được đánh giá cao hơn so với đối thủ.

Sát thủ diệt hạm đáng sợ nhất sắp gia nhập Hải quân Mỹ

Tên lửa chống hạm LRASM với tầm bắn 370 km cùng khả năng tàng hình cao sẽ được trang bị cho tiêm kích trên hạm F/A-18 vào năm 2019.

‘Quái vật’ B-1 Lancer thống trị đại dương nhờ siêu tên lửa

Máy bay ném bom B-1 Lancer của Không quân Mỹ sẽ hồi sinh mạnh mẽ, thậm chí vươn lên trở thành “đế vương” trên biển nhờ chương trình tên lửa chống hạm tầm xa LRASM.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm