Trang www.boats.com rao bán một chiếc tàu với tên danh mục “1994 RORO Passenger/Dịch vụ tàu chở hàng hóa ven biển” vào hôm 1/5, Koreatimes đưa tin.
1 USD." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/aolnpvp/2014_05_02/sewol450.jpg" /> |
Tàu Sewol được đăng bán trên mạng với giá chỉ 1 USD. |
Con tàu được đăng trong phần "tàu môi giới". Phần mô tả chi tiết của con tàu gồm có: tên con tàu là Sewol, quốc tịch Hàn Quốc, hành trình được ghi lại là từ cảng Incheon tới đảo Jeju, nhân viên làm việc trên tàu là 35 người, khả năng chở khách là 960, khả năng chở phương tiện là 88 ô tô con và 60 xe tải 8 tấn.
Tàu Sewol niêm yết với giá chỉ 1 USD và được gỡ khỏi trang www.boats.com vào khoảng 10h sáng cùng ngày.
Koreatimes cho biết chiếc tàu cũng đã được niêm yết trên các trang bán hàng trực tuyến khác với thời gian hữu hạn, bao gồm www.ship-broker.eu và www.yachtwold.com.
Việc tàu Sewol bị rao bán trên mạng với giá chỉ 1 USD là hành động bày tỏ sự bức xúc trước hành vi và thái độ của chính phủ và thủy thủ đoàn trên con tàu xấu số trong suốt thời gian qua.
Cùng lúc đó, Cơ quan điều tra Hàn Quốc phát hiện công ty vận tải Cheonghaejin đã rao bán tàu Sewol một tháng rưỡi trước khi vụ tai nạn xảy ra.
Thông tin cụ thể trong mục rao bán hoàn toàn khớp với thông tin thực tế của chiếc tàu: Ký hiệu "M/F Sewol", được sản xuất năm 1994 tại Nhật Bản, đang vận hành giữa Incheon - Jeju, sức chứa tối đa 960 hành khách.
"Nếu lúc đó có người mua, tàu Sewol có thể sẽ được bán với giá 10 triệu USD", một nhân viên thuộc công ty môi giới tàu thuyền cho biết.
Theo báo cáo của Cheonghaejin, giá trị tài sản của tàu Sewol là 15,4 triệu USD. Điều đó có nghĩa là công ty chấp nhận bán lỗ gần 6 triệu USD, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng công ty đã phát hiện các vấn đề của tàu từ trước.
Mới đây, lực lưởng cảnh sát biển lại đang phải đối mặt với một cáo buộc mới liên quan đến tai nạn chìm tàu.
Trong khi đó, lực lượng cảnh sát biển bị cáo buộc có mối quan hệ thân thiết với công ty Undine Marine Industries (UMI), một công ty cứu hộ tư nhân.
Ông Kim Kwang Jin, một thành viên trong đảng Liên minh chính trị mới vì Dân chủ (NPAD), cho rằng cảnh sát biển đã ngăn chặn thợ lặn tiếp cận con tàu trong suốt thời gian tàu mới chìm.
"Cảnh sát biển đã ngăn cản các đơn vị của tàu hải quân cứu hộ (SSU) tham gia công tác cứu hộ", ông Kim cho biết.
Lee Yong Wook, một sĩ quan cao cấp, người phụ trách điều tra nguyên nhân chìm tàu từng làm việc cho Semo Group 7 năm trước khi làm cảnh sát biển. Ông Lee từng nhận học bổng "Yoo Byung Eun", tên của chủ sở hữu công ty Hàng hải Semo.
Công ty Hàng hải Cheonghaejin được thành lập năm 1999 để thay thế và tiếp quản các tàu thuyền của công ty Semo. Semo phá sản năm 1997 sau một loạt bê bối, trong đó có cả một vụ chìm du thuyền.
UMI đã ký hợp đồng với công ty Chonghaejin sau khi chìm tàu vào hôm 16/4.
Kim Yoon Sang là phó chủ tịch của Hiệp hội Cứu hộ và cứu nạn Hàn Quốc (MARSA Korea) cũng là chủ tịch của UMI.
Một số người cho rằng, giữa cảnh sát biển, công ty UMI và MARSA Korea thông đồng với nhau.
UMI bị cáo buộc liên quan đến việc độc quyền hưởng tiền bồi thường và bảo hiểm trong vụ tàu Sewol. Cảnh sát biển đã không gọi những công ty cứu hộ gần hiện trường như công ty Mokpo hay công ty Wando mà lại huy động công ty UMI, có trụ sở tại khu vực Pangyo thuộc tỉnh Gyeonggi.
Theo luật cứu hộ và viện trợ tại sông và biển, một tổ chức tư nhân tham gia hoạt động cứu hộ có thể đòi bồi thường từ chính phủ. Nếu tổ chức đó cũng tham gia trục vớt tàu đắm thì có thể nhận được tiền từ công ty bảo hiểm.