Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu sân bay có thực sự lỗi thời

Mỹ đang vận hành 11 tàu sân bay song nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu chúng có thực sự là nữ hoàng của biển cả hay miếng mồi ngon cho tên lửa hành trình.

Hải quân Mỹ là lực lượng sở hữu hạm đội tàu sân bay mạnh nhất thế giới với 10 tàu lớp Nimitz và một tàu lớp Ford đang hoạt động. Trung Quốc có 2 tàu sân bay và có thể tăng thêm trong thời gian tới. Anh đang thử nghiệm 2 tàu sân bay, Ấn Độ cũng đang xây dựng tàu sân bay, ngoài một tàu mua của Nga đang vận hành. Nga, Pháp mỗi nước đang vận hành một tàu.

Đối với các lực lượng hải quân trên thế giới, tàu sân bay là biểu tượng của “uy tín và quyền lực”, giống như thiết giáp hạm trước đó. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đặt câu hỏi tàu sân bay có phải là công cụ chiến tranh hiệu quả, hay chúng đơn giản chỉ là “con voi trắng” đắt tiền.

Nhiều người dự đoán sự sụp đổ của tàu sân bay khi Thế chiến II kết thúc. Các tàu lớn rất tốn kém trong chế tạo song lại dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa. Những mối đe dọa từ ngư lôi, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật hạt nhân đã tăng lên kể từ năm 1947.

Tau san bay My anh 1
3 tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ trong một cuộc tập trận ở Tây Thái Bình Dương vào năm 2017. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Tuy vậy, hàng không mẫu hạm cho đến nay vẫn là “nữ hoàng của biển cả”. Các tàu sân bay không phải đối mặt với cuộc chiến quy mô lớn kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Nhiều nhà phân tích hải quân cho rằng số phận của tàu sân bay đã được định đoạt trong nửa sau của Chiến tranh Lạnh, khi Liên Xô phát triển các tên lửa hành trình chống hạm tầm xa có thể phóng từ máy bay, tàu ngầm và tàu chiến mặt nước.

Tuy nhiên, các mối đe dọa vẫn chỉ tồn tại trên lý thuyết. Các tiêm kích trên hạm của Mỹ từ F-14 Tomcat đến F/A-18, các chiến hạm Aegis chưa bao giờ phải đối đầu với các tên lửa phóng ra từ máy bay, tàu chiến hay tàu ngầm của Liên Xô.

Mối đe dọa mới, chiến lược cũ

Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối đe dọa đối với tàu sân bay không hoạt động và sức mạnh của Hải quân Mỹ đã vượt ra quy mô toàn cầu và gần như không thể ngăn chặn. Tuy nhiên, Trung Quốc kể từ tàu sân bay USS Nimitz di chuyển qua eo biển Đài Loan, trong cuộc khủng hoảng ngoại giao năm 1996 đã phát triển các biện pháp đối phó.

Tau san bay My anh 2
Lực lượng tàu hộ tống hùng hậu đi cùng có thể không đảm bảo được sự an toàn cho tàu sân bay. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Những biện pháp này bao gồm thế hệ tàu chiến và tên lửa đạn đạo chống hạm mới, mà về mặt lý thuyết có thể làm tê liệt hoặc nhấn chìm tàu sân bay Mỹ ở cự ly hơn 2.000 km. Trung Quốc cùng với nước Nga đang hồi sinh đã đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng lực lượng có thể cầm chân Hải quân Mỹ.

Mục tiêu mà họ hướng đến là ngăn không cho Mỹ mạo hiểm tàu sân bay trị giá hơn 13 tỷ USD để can thiệp vào một cuộc xung đột ở nước ngoài. Một thiệt hại đối với tàu sân bay có giá trị lớn như vậy sẽ tương đương với thảm họa quốc gia.

Hải quân Mỹ nhấn mạnh rằng tàu sân bay có thể tác chiến trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D. Song hải quân có thể không tính hết được tổn thất chính trị cho Washington, nếu một tàu sân bay bị hư hại, hoặc bị phá hủy. Một sự kiện như thế sẽ là đòn nặng nề đối với uy tín quốc gia.

Tàu sân bay giống như thiết giáp hạm là khoản đầu tư to lớn, nơi tập trung lực lượng chiến đấu lớn và uy tín quốc gia vào một nền tảng duy nhất. Với sự ra đời của vũ khí dẫn hướng chính xác tầm xa khiến cho tàu sân bay quá dễ tổn thương để tồn tại. Nếu một chiến hạm quá dễ bị tấn công ở tiền tuyến như vậy, thì tại sao phải chi tới 13 tỷ USD để xây dựng nó.

Các mối đe dọa đối với tàu sân bay ngày một hiện hữu nhưng Hải quân Mỹ vẫn chưa có biện pháp đối phó cụ thể. Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD trị giá hàng chục tỷ USD mà Mỹ đang xây dựng cho thấy không thực sự đáng tin cậy.

Cho đến khi có một cuộc xung đột lớn trên biển, số phận của tàu sân bay vẫn chưa thực sự rõ ràng. Hàng không mẫu hạm có thể chứng minh vai trò và giá trị của nó, nhưng cũng có thể chỉ là “con voi trắng đắt tiền”.

F/A-18 E/F Super Hornet: Cốt lõi sức mạnh tàu sân bay Mỹ Tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet với khả năng tấn công mạnh mẽ là cốt lõi tạo nên sức mạnh không đối thủ cho các tàu sân bay Mỹ trên khắp các đại dương.

Sát thủ diệt tàu sân bay của Trung Quốc đe dọa Hải quân Mỹ

Phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D với sức mạnh tăng thêm 30% có thể đe dọa hoạt động của Hải quân Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.


Trung Hiếu

(Theo: National Interest)

Bạn có thể quan tâm