Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu ngầm Kilo trong đòn tập kích của Hải quân Việt Nam

Lữ đoàn tàu ngầm 6 chiếc Kilo Việt Nam có thể chưa tạo sức mạnh toàn diện, nhưng trong vùng biển Việt Nam, trong thế trận phòng thủ biển đảo liên hoàn và với “mục đích duy nhất là bảo vệ vùng biển” thì Kilo sẽ “rất đặc biệt”.

Tàu ngầm Kilo trong đòn tập kích của Hải quân Việt Nam

Lữ đoàn tàu ngầm 6 chiếc Kilo Việt Nam có thể chưa tạo sức mạnh toàn diện, nhưng trong vùng biển Việt Nam, trong thế trận phòng thủ biển đảo liên hoàn và với “mục đích duy nhất là bảo vệ vùng biển” thì Kilo sẽ “rất đặc biệt”.

 
Tàu tuần tiễu TT-400TP của Việt Nam không cho phép máy bay trực thăng săn ngầm hoặc máy bay loại GX-6 của Trung Quốc (đang đóng) hay thậm chí P-3C tự do bay săn trong khu vực tuần tiễu của nó.

Phải công nhận rằng tàu ngầm Kilo Việt Nam xuất hiện tạo ra một hướng tấn công dưới lòng biển nhưng hướng tấn công này không hẳn quyết định sự thành bại của đòn đánh gồm có cả tấn công trên không và trên mặt biển. Điều đó có nghĩa là tàu ngầm Kilo chưa chắc luôn được Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam chọn là mũi tấn công chính.

Tuy nhiên, nếu như vị trí xuất phát tấn công (VXT) quyết định thành bại của đòn đánh thì chính tàu ngầm Kilo là thành phần bắt buộc không thể thiếu để tạo ra VXT thuận lợi nhất có thể có. Một VXT thuận lợi phải đảm bảo trước hết không bị địch phát hiện trước khi công kích (yếu tố bất ngờ) và sau hết là VXT phải gần nhất có thể với vị trí sử dụng hỏa lực hoặc trong tầm hỏa lực càng tốt.

Để đạt yêu cầu đó thì việc bày mưu, lập kế như nghi binh, ngụy trang, lừa địch của chỉ huy… và việc tổ chức, triển khai lực lượng đều phải được tiến hành trong một vùng biển, hướng biển “sạch”. Nếu không, VXT sẽ không còn tính bất ngờ, khi không có tính bất ngờ thì không còn là đòn tập kích.

Như vậy trong đòn đánh sở trường của Hải quân Việt Nam, phải chăng Kilo tham gia với vai trò chỉ tạo ra một “sân chơi” cho tàu PL, tàu TL và SU-22M4 hoạt động hay chỉ thực hiện đòn đánh này một cách độc lập như đúng bản chất sở trường của Kilo mà giới quân sự gọi là “lỗ đen”?

Câu trả lời là: Tàu ngầm Kilo được Việt Nam đặt hàng theo yêu cầu chiến thuật của riêng mình khi trong tay quân đội Việt Nam thì mọi điều đều có thể.

Tàu ngầm Việt Nam không rơi vào tình thế “tứ phía thọ địch” mà chỉ canh giữ một hướng duy nhất “trước cửa nhà”, còn đằng sau, hai bên và trên không thì được bảo vệ. Máy bay săn ngầm đối phương không thể oanh tạc trên vùng biển Việt Nam. Tàu săn ngầm đối phương cũng không được phép “cày xới” trên vùng biển Việt Nam bởi vùng biển Việt Nam, vùng trời Việt Nam ngày nay chứ không phải thời chống Mỹ.

Ngoài ra, Kilo Việt Nam còn được sử dụng khác biệt với các nước về chiến thuật. Chẳng hạn, khi hệ thống kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công, tàu ngầm Kilo Việt Nam được lắp đặt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia laze và hệ thống quan trắc TV, IR thì trong vùng biển Việt Nam tác chiến ngầm hay nổi mức kính tiềm vọng lại không thành vấn đề mà quan trọng là tác chiến độ sâu nào đạt hiệu quả cao hơn mà thôi.

Hơn nữa, Kilo kiểu Việt Nam khác Kilo Trung Quốc là chỉ để bảo vệ vùng biển Việt Nam nên “cốt tinh, cốt chuyên” chứ không “cốt đông”.

Sức mạnh tổng hợp để chiến thắng trong chiến tranh không có được chỉ từ một yếu tố vũ khí trang bị. Lịch sử đã chứng minh điều đó.

Theo Báo Đất Việt

Theo Báo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm