Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu đẩy sà lan gây sập cầu Ghềnh vỡ thành nhiều mảnh

Cẩu nổi 500 tấn móc cáp vào xác tàu đẩy sà lan rồi kéo phương tiện này lên khỏi mặt nước từ độ sâu 14 m. Phần vỏ gỗ, buồng lái của con tàu vỡ nát, biến dạng hoàn toàn.

 

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 1
Ngày 30/3, đội thi công trục vớt cầu Ghềnh thuộc Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Bộ GTVT) tiếp tục trục vớt các hạng mục cầu Ghềnh bị chìm và tàu đẩy sà lan. Tuy nhiên, công việc này trong buổi sáng gặp nhiều khó khăn.

 

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 2
Cùng với việc trục vớt, đội thi công tổ chức công nhân cắt và vận chuyển các thanh ray ở nhịp 1 và 4 của cầu để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho dự án cầu mới.

 

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 3
Theo kế hoạch của Bộ GTVT, việc trục vớt cầu Ghềnh và tháo dỡ các hạng mục còn lại phải xong vào đầu tháng 4 để tiến hành xây trụ, dầm cầu mới và thông tuyến đường sắt trước 15/7.

 

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 4
Sáng cùng ngày, đoàn công tác thuộc Bộ GTVT cùng lãnh đạo các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã đến thị sát hiện trường, chỉ đạo công tác trục vớt.

 

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 5
Phần việc trong buổi sáng của đội thi công là đưa đầu tàu đẩy sà lan từ đáy sông lên. Các thợ lặn quê Long An đảm nhận việc xác định vị trí, móc dây vào thân tàu để phục vụ trục vớt.

 

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 6
10h cùng ngày, phương tiện đẩy sà lan 800 tấn gây sập cầu hơn 100 năm tuổi được kéo lên khỏi mặt nước. Tuy nhiên, đội thi công phải hạ xuống đáy sông ngay sau đó do móc cáp liên tục bị trượt khỏi vị trí, đe dọa an toàn.

 

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 7
10 ngày bị chìm dưới độ sâu 14 m, con tàu bị hư hỏng nghiêm trọng. Phần vỏ gỗ và các hạng mục mái che, buồng lái của phương tiện vỡ thành nhiều mảnh. Các thợ lặn buộc phải dùng dây cáp bó nhiều vòng để ổn định xác tàu. 
sap cau Ghenh o Dong Nai anh 8
Đến 11h cùng ngày, tàu đẩy sà lan 800 tấn gây sập cầu Ghềnh một lần nữa được đưa lên. Tuy nhiên, hệ thống cáp chịu lực bị đứt khiến con tàu tròng trành buộc đội thi công phải thả xuống sông.

 

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 9
Những người thợ lặn một lần nữa phải áp sát con tàu, móc lại dây cáp. Một lượng dầu từ buồng máy phương tiện tràn ra sông.

 

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 10
Trưa cùng ngày, xác con tàu bị biến dạng được đưa lên sà lan 3.600 tấn. Một kỹ sư cho biết, việc trục vớt tàu gặp nhiều khó khăn do thân phương tiện rã nát.

 

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 11
Cẩu nổi 500 tấn đưa tàu từ đáy sông lên.

 

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 12
Hai ngày trước, đội thi công đã trục vớt thành công nhịp cầu số 3 từ đáy sông. Hạng mục này có tổng trọng lượng gần 300 tấn nên họ phải cắt nhịp thành 2 phần sau đó dùng cẩu lớn đưa lên sà lan. Chiều 29/3, phần thân cầu này được đưa về tập kết tại bờ sông Đồng Nai phía thượng nguồn để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra. 

Sự cố giao thông đường thủy xảy ra vào 11h30 ngày 20/3 khi chiếc sà lan nặng 800 tấn va vào trụ cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai thuộc xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai.

Vụ va chạm làm 2 nhịp cầu bị gãy, 3 người rơi xuống cầu nhưng đã được cứu sống. Tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt hoàn toàn. Theo cơ quan chức năng, sau 3-5 tháng, tuyến đường sắt này mới thông suốt trở lại.

Đưa một phần cầu Ghềnh từ đáy sông lên sà lan

Thợ lặn cắt rời nhịp cầu chìm ở độ sâu 14 m rồi móc cáp của cần cẩu nổi 500 tấn để đội thi công trục vớt. Nửa nhịp cầu nặng hàng trăm tấn vừa được đưa lên sà lan.

Ngọc An

Bạn có thể quan tâm