Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu chiến NATO tới biển Baltic để tập trận chung

Hai nhóm tàu chiến NATO đang tới biển Baltic để tham gia tập trận chung với đồng minh và đối tác. Những chiếc đầu tiên vừa cập bến tại Estonia ngày 15/4.

“Chúng tôi rất vui khi được chào đón nhóm tàu SNMG1 tại Tallinn. Chuyến thăm của SNMG1 tới Estonia luôn được hoan nghênh”, RT dẫn lời phó chuẩn đô đốc Juri Saska, Tư lệnh Hải quân Estonia.

SNMG1 là tên nhóm tàu thường trực trên biển số một của NATO, gồm 4 tàu chiến từ Hà Lan, Đan Mạch, Đức và Anh. SNMG1 là một trong 4 nhóm tàu thường trực trên biển của NATO và là một bộ phận của Lực lượng Đặc nhiệm Phối hợp Sẵn sàng cao.

NATO tap tran tai bien Baltic anh 1

Hộ vệ hạm Erfurt của Đức rời bến hải quân Wilhelmshaven để gia nhập nhóm tàu SNMG1 của NATO vào ngày 26/2. Ảnh: DPA.

Bên cạnh SNMG1, nhóm tàu thường trực chống thủy lôi số một của NATO (SNMCMG1), bao gồm tàu đặt và phá thủy lôi từ Na Uy, Bỉ, Đức, Estonia, Anh và Hà Lan, cũng sẽ tham gia lần tập trận này.

Hai nhóm tàu dự kiến thực hiện hoạt động thường kỳ và các đợt diễn tập với Hải quân Estonia vào tuần sau. Hoạt động này nhằm “cải thiện hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng NATO, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về chiến thuật trên biển”, theo tuyên bố của NATO.

Đợt tập trận chung được NATO thông báo từ ngày 11/4. “NATO thường xuyên triển khai lực lượng ở biển Baltic để duy trì năng lực phòng ngự hiệu quả và khả tín phù hợp với nghĩa vụ trong hiệp ước liên minh”.

Cuộc tập trận cũng diễn ra trong bối cảnh chiến sự Ukraine đã kéo dài gần hai tháng nhưng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mỹ, nước có tiếng nói lớn trong NATO, từng cam kết bảo vệ "từng tấc đất" của các nước liên minh này.

NATO huấn luyện gì cho quân đội Ukraine nhiều năm qua?

Các thành viên NATO giúp Ukraine cải tổ toàn bộ hệ thống quân sự trong nhiều năm, từ cấp chỉ huy quân đội tới từng cá nhân binh sĩ, củng cố khả năng tác chiến.

'Gót chân Achilles' của NATO

Lo âu ngày càng bao trùm ba nước Baltic nói chung và Lithuania nói riêng - nơi bị coi là vị trí dễ bị tổn thương nhất trong hệ thống phòng thủ của NATO.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm