Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

G20 Indonesia

Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trước cuộc gặp Mỹ - Trung ở Bali

Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương cho biết tàu chiến Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan từ hôm 5/11, nhưng phía Washington không công khai hoạt động này cho tới tận ngày 19/11.

Tàu USS Antietam đi qua eo biển Đài Loan hồi tháng 8. Ảnh: US Navy.

Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hôm 19/11 tiết lộ cho Nikkei Asia về việc tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke Benfold đi qua eo biển Đài Loan hôm 5/11, nhưng từ chối nêu lý do không thông báo vụ việc này ngay thời điểm đó.

Thông thường, khi một tàu hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, Hạm đội 7 có căn cứ tại Yokosuka (Nhật Bản) sẽ ngay lập tức thông báo hành trình.

Động thái của tàu chiến Mỹ diễn ra trước cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bali hôm 14/11. Nikkei Asia nhận định việc không thông báo hoạt động này cho thấy chính quyền ông Biden đang nỗ lực đạt được sự cân bằng hợp lý trong vấn đề Đài Loan.

Sau cuộc gặp hôm 14/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Tập đã cảnh báo Tổng thống Biden vấn đề Đài Loan là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, và là "lằn ranh đỏ" đầu tiên không nên vượt qua trong quan hệ Mỹ - Trung, Reuters đưa tin.

Theo Christopher Johnstone - cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, không phải mọi hoạt động đi qua eo biển Đài Loan hoặc hoạt động tự do hàng hải đều được công khai.

“Có thể có nhiều lý do dẫn đến quyết định này. Dẫu vậy, trong trường hợp này, tôi cho rằng là do thời điểm cuộc gặp giữa 2 lãnh đạo đã gần kề”, ông phỏng đoán.

quan he my trung anh 1

Ông Biden và ông Tập gặp nhau bên lề G20 hôm 14/11. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, Ryan Hass - thành viên cấp cao tại Viện Brookings - chỉ ra "trước thời chính quyền ông Donald Trump, các chuyến đi tương tự thường không công khai”. Khi căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng dưới thời ông Trump, nhiều người cho rằng Washington bắt đầu công bố để làm nổi bật thế đối đầu.

"Điểm quan trọng là cho dù có công khai hay không, cả phía Trung Quốc đại lục và Đài Loan đều nắm rõ hoạt động này. Do đó, điều này phục vụ mục đích khẳng định eo biển là tuyến đường thủy quốc tế và Mỹ đang thực hiện quyền theo luật pháp quốc tế", ông Johnstone nói.

Patrick Cronin - chuyên gia tại Viện Hudson - cho biết Mỹ không tiết lộ vì cuộc bầu cử giữa kỳ đã cận kề.

Phân cực chính trị ở Mỹ hiện nay

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Phân cực chính trị ở Mỹ hiện nay: Tình hình, nguyên nhân và tác động”. Cuốn sách khái quát về hệ thống chính trị Mỹ, định nghĩa phân cực chính trị, lịch sử hình thành và tình hình phân cực ở Mỹ hiện nay. Bên cạnh đó cuốn sách cũng nêu nguyên nhân và tác động của phân cực chính trị, cũng như đánh giá xu hướng chính trị Mỹ trong thời gian tới.

Phó tổng thống Harris: Mỹ không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Mỹ không muốn xung đột với Trung Quốc nhưng hoan nghênh cạnh tranh.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung có thể gặp nhau bên lề hội nghị ASEAN

Ông Ngụy Phượng Hòa và ông Lloyd Austin đều tới Campuchia dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, làm dấy lên khả năng hai nhà lãnh đạo Trung - Mỹ gặp nhau bên lề sự kiện.

G20 Indonesia

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm