Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tập đoàn Pháp đòi Australia bồi thường vì hủy hợp đồng tàu ngầm

Tập đoàn công nghiệp quân sự Naval Group của Pháp muốn nhận được khoản bồi thường từ Australia sau khi quốc gia này hủy hợp đồng tàu ngầm để tham gia liên minh AUKUS với Mỹ và Anh.

Theo AFP, hôm 22/9, Naval Group tuyên bố sẽ gửi “đề nghị chi tiết và có tính toán” về khoản tiền bồi thường mà Canberra phải trả trong những tuần tới.

“Australia hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của họ. Do đó, chúng tôi không có lỗi”, ông Eric Pommellet, giám đốc điều hành Naval Group, nói với tờ Le Figaro của Pháp.

phap doi australia boi thuong anh 1

Tập đoàn Naval Group yêu cầu Australia bồi thường vì hủy hợp đồng tàu ngầm. Ảnh: Reuters.

“Trường hợp này đã được tính đến trong hợp đồng. Theo đó, họ sẽ phải thanh toán các chi phí đã phát sinh cho chúng tôi, cũng như các chi phí sẽ đến trong tương lai liên quan đến việc dừng hoạt động cơ sở hạ tầng và bố trí lại lao động”, ông Pommellet bổ sung. “Chúng tôi sẽ đòi quyền lợi”.

Bộ Quốc phòng Pháp cũng cho biết Naval Group đã khởi động đàm phán với Canberra về khoản bồi thường.

Năm 2016, Australia đồng ý mua 12 tàu ngầm chạy bằng dầu diesel của tập đoàn Naval Group. Ban đầu, thỏa thuận được định giá 36,5 tỷ USD, sau tăng lên thành 60 tỷ USD. Hai bên từng gọi đây là “thỏa thuận của thế kỷ”.

Tuy vậy, Australia đơn phương hủy bỏ hợp đồng để chuyển sang hợp tác với Anh và Mỹ trong dự án tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây là một phần của liên minh AUKUS được nhà lãnh đạo ba nước tuyên bố hôm 16/9 và là thành quả của các cuộc đàm phán bí mật kéo dài nhiều tháng qua.

Trước đó, Australia từng phàn nàn về việc hợp đồng với Naval Group bị chậm tiến độ và đội giá.

Vụ việc đã khiến Paris tức giận. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp gọi đây là “cú đâm sau lưng”. Pháp cũng quyết định triệu hồi đại sứ tại Washington và Canberra về nước để bày tỏ sự phản đối.

Phát biểu của ông Biden khác biệt với ông Trump ở Đại hội đồng LHQ Trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác trên thế giới để cùng hướng tới tương lai.

AUKUS khoét sâu rạn nứt phương Tây

Mỹ đang phải vật lộn để hàn gắn quan hệ với Pháp cũng như giữ vững sự thống nhất với các đồng minh châu Âu khác sau hiệp ước AUKUS, nhưng vẫn cho rằng AUKUS là bước đi đúng đắn.

‘Tiếng vang’ của thỏa thuận AUKUS sẽ lâu dài

Những diễn biến mới nhất báo hiệu nhiều tác động sâu sắc của thỏa thuận AUKUS lên cục diện quan hệ quốc tế.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm