Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạo ra tai người nhờ công nghệ in tế bào

Các kỹ sư sinh học vừa sử dụng công nghệ in 3D tối tân để tạo ra một chiếc tai người hoàn hảo, dùng chính tế bào sống của con người để làm vật liệu.

Tạo ra tai người nhờ công nghệ in tế bào

Các kỹ sư sinh học vừa sử dụng công nghệ in 3D tối tân để tạo ra một chiếc tai người hoàn hảo, dùng chính tế bào sống của con người để làm vật liệu.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia Đại học Cornell, New York, Mỹ. Theo đó, một vành tai người sẽ được các nhà khoa học dựng hình 3D trên máy tính, trước khi máy in 3D tạo ra một khung collagen sinh học tự phân hủy, làm điểm bám cho các tế bào sống trong quá trình hình thành và phát triển chiếc tai nhân tạo.

 
Tai người nhân tạo được tạo ra nhờ công nghệ in tế bào.

Sau khi in thành công giá đỡ bằng công nghệ 3D, một hỗn hợp vật liệu dạng gel làm bằng tế bào sống của con người sẽ được đổ vào khuôn. Sau đó, tai nhân tạo với đầy đủ các vật liệu sẽ được đưa vào môi trường nuôi dưỡng đặc biệt, giúp các tế bào có thể sống và phát triển như bên trong cơ thể con người.

Việc in khung collagen cần ít nhất một ngày để thực hiện. Sau đó, các nhà khoa học cần 30 phút để đưa loại gel đặc biệt vào khung vừa được in. Sau 15 phút, các nhà khoa học có thể lấy tai nhân tạo ra khỏi khuôn và đưa nó vào nuôi dưỡng nhiều tháng trước khi có thể đáp ứng việc cấy ghép.

Sau 3 tháng, các nhà khoa học hoàn toàn kinh ngạc khi sản phẩm tai nhân tạo của họ hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu. Thậm chí, các tế bào sống còn tạo ra một lớp sụn, thay thế khung collagen do máy in 3D tạo ra để làm điểm bám cho các tế bào. Do sử dụng chính tế bào sống của bệnh nhân để làm vật liệu, khả năng cơ thể đào thải bộ phận mới hoàn toàn bị loại bỏ.

Thành công này mở ra bước tiến lớn cho những người bị mất các bộ phận cơ thể do bẩm sinh, tai nạn hoặc trong quá trình chữa trị bệnh tật. In thành công tai người nhờ công nghệ 3D cũng mở ra nguồn cung hoàn hảo cho những người cần sử dụng các bộ phận thay thế, bao gồm cả việc thay thế nội tạng.

Tuy nhiên, công nghệ hiện tại chỉ có thể giúp các nhà khoa học tạo ra được các bộ phận cơ thể người bao gồm sụn – khớp, khí quản, đốt cột sống hoặc mũi bởi chúng có ít mạch máu. Trong trường hợp các mẫu bộ phận cơ thể người nhân tạo vượt qua các thử nghiệm an toàn và chứng minh được hiệu quả, các bệnh nhân có cơ hội sử dụng phương pháp mới này trong 3 năm tới.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm