Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công nghệ in tế bào sống tạo bộ phận cơ thể người

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ACES của Đại học Wollongong, New South Wales, Australia đã dành 3 năm qua để nghiên cứu phát triển công nghệ in tế bào sống nhờ một máy in và “mực” đặc biệt.

Công nghệ in tế bào sống tạo bộ phận cơ thể người

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ACES của Đại học Wollongong, New South Wales, Australia đã dành 3 năm qua để nghiên cứu phát triển công nghệ in tế bào sống nhờ một máy in và “mực” đặc biệt.

Theo ý tưởng của các nhà khoa học, công nghệ in tế bào sống nhằm tạo ra phần thay thế của con người cho chính họ trong các trường hợp khẩn cấp. Sử dụng các dàn giáo bằng polymer sinh học tự phân hủy siêu nhỏ, các tế bào sống sẽ được máy in đặc biệt lần lượt sắp xếp vào những vị trí đã định trên khung có sẵn, tạo ra các bộ phận thay thế cho bệnh nhân.

Sản phẩm được mong chờ của công nghệ in tế bào sống. (Ảnh minh họa)

Điều đó có nghĩa các bác sĩ phẫu thuật có thể sớm giúp các bệnh nhân mọc lại các dây thần kinh bị hỏng, chẳng hạn như dây thần kinh bên trong tủy sống bị tổn thương hay xa hơn là những bộ phận trong cơ thể con người không còn đáp ứng được hoạt động. Không chỉ tạo ra đột phá, đây còn là phương pháp tăng đáng kể tuổi thọ và khả năng đối đầu với bệnh tật của con người.

Điểm nhấn trong nghiên cứu của các chuyên gia ACES là loại “mực” đặc biệt chứa các tế bào sống và dung dịch để đảm bảo sự tồn tại của chúng. Theo đó, mực in giữ các tế bào trong trạng thái tạm ngừng hoạt động, nhưng có thể hoạt động hoàn hảo trở lại khi cần thiết. Những chất này cũng giúp tế bào được bảo vệ khi bắn ra từ máy in với tốc độ đáng kinh ngạc.

Bên cạnh “mực” tế bào sống, các dàn giáo đóng vai trò nền tảng cho tế bào sống và tiếp tục phát triển. Ngoài các chất kích thích tăng trưởng, dàn giáo còn sử dụng các ống dẫn điện để thúc đẩy sự phát triển của tế bào. ACES đang nỗ lực in các cấu trúc dây thần kinh dài 4 cm, có thể vá vào các dây thần kinh đã bị hỏng hoặc đăng trục trặc trên cơ thể bệnh nhân.

Giáo sư Gordon Wallace, Giám đốc Trung tâm ACES cho biết: “Có rất nhiều sự quan tâm từ các tổ chức y khoa trên thế giới về công trình nghiên cứu trên và chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với các bác sĩ lâm sàng tại bệnh viện St Vincents ở Melbourne”. Tuy nhiên, ông Wallace không cho biết tiến độ chính xác của quá trình nghiên cứu.

Trong bối cảnh hàng triệu người trên thế giới phải bỏ mạng vì thiếu các bộ phận thay thế trong trường hợp khẩn cấp, công nghệ in tế bào sống được kỳ vọng sẽ mở ra tương lai mới cho việc chữa trị toàn nhân loại. Nếu thành công, con người sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng khan hiếm nội tạng và những phần cơ thể thay thế, đang ngày càng phổ biến trên khắp các bệnh viện.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm