Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đạt 6,09%

Tính riêng tháng 9, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 1,34% và là tháng tăng cao thứ 2 từ đầu năm, chỉ sau mức tăng trưởng của tháng 6 với 1,67%.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tín dụng toàn nền kinh tế đã ghi nhận tăng trưởng nhanh trở lại từ đầu quý III so với đầu năm. Trong đó, tăng trưởng tín dụng đến 30/9 năm nay đạt 6,09% so với cuối năm 2019.

So với tháng 8, tăng trưởng tín dụng riêng tháng 9 đã đạt 1,34% và là tháng tăng cao thứ 2 từ đầu năm chỉ sau mức tăng trưởng của tháng 6. Thậm chí, nếu so với mức 4,81% ghi nhận vào ngày 16/9 mà NHNN công bố, tín dụng ngành ngân hàng đã tăng 1,28% chỉ trong 2 tuần gần đây.

Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng 9 tháng năm nay vẫn thấp hơn nhiều (cùng kỳ tăng 9,4%) và là mức thấp nhất kể từ năm 2012 đến nay.

Trong năm 2012, do tác động của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, tăng trưởng tín dụng 9 tháng cùng năm chỉ đạt 2,52%.

Về tăng trưởng tín dụng theo ngành kinh tế, dư nợ ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn với 63% và ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất đạt 6,32%. Trong khi đó, dư nợ ngành công nghiệp xây dựng ước tăng 5,89%, chiếm tỷ trọng 28,75%; tín dụng đối với ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 8,66%, tăng 5,09%.

TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TỪ ĐẦU NĂM 2020
Nguồn: NHNN
NhãnTháng 123456789
Tăng trưởng tín dụng % 0.010.21.31.421.963.634.034.756.09

Theo cơ quan quản lý tiền tệ, tín dụng đã hỗ trợ cho một số ngành là động lực cho tăng trưởng kinh tế như công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (13,31%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (8,36%); xây dựng (9,01%); sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác (8,08%)...

Riêng với các lĩnh vực ưu tiên, tín dụng tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực này theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là một số lĩnh vực đang tận dụng được lợi thế trong bối cảnh dịch Covid-19 như xuất khẩu (tín dụng tăng 7%); nông nghiệp, nông thôn (5%); doanh nghiệp nhỏ và vừa (5,5%).

Theo NHNN, với tình hình dịch bệnh hiện nay, việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cùng các giải pháp về tiền tệ, tín dụng của ngành ngân hàng, tín dụng những tháng cuối năm được kỳ vọng tiếp tục tăng khá, dự kiến đạt 8-10% cả năm 2020.

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất đã giữ xu hướng giảm liên tục từ đầu năm. Riêng năm nay, NHNN đã thực hiện giảm 1,5-2%/năm các mức lãi suất điều hành, giảm 0,6-1%/năm trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5% trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện nay còn 4,5%/năm).

Cũng trong chiều nay, chia sẻ tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết tăng trưởng tín dụng đến nay đã đạt gần 6,1%. Con số này tăng cao so với mức 4,3% cuối tháng 8, đầu tháng 9. Quý I tăng rất chậm, quý II tăng nhanh hơn một chút nhưng vẫn rất chậm.

Vị lãnh đạo NHNN cho biết đây là dấu hiệu tích cực trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

“Dù trong điều kiện còn khó khăn, do tác động của dịch, doanh nghiệp có sự chuyển biến tích cực và linh hoạt”, ông nói.

Có thể giảm hơn 10.000 tỷ đồng chi phí lãi vay

Đây là nhận định của Công ty Chứng khoán SSI về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm các lãi suất điều hành lần thứ ba trong năm, có hiệu lực từ 1/10.

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng giảm về 4%/năm

Lần thứ 3 kể từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành bao gồm lãi suất tái cấp vốn; tái chiết khấu; cho vay qua đêm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND...

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm