Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tăng lương thấp để dung hòa lợi ích của doanh nghiệp và lao động'

Bộ trưởng Lao động - Thương binh xã hội cho hay, mức lương tối thiểu vùng cao nhất chỉ là 2 triệu đồng/tháng tuy còn thấp nhưng là mức hợp lý trong tình hình doanh nghiệp và nền kinh tế còn nhiều khó khăn.

'Tăng lương thấp để dung hòa lợi ích của doanh nghiệp và lao động'

Bộ trưởng Lao động - Thương binh xã hội cho hay, mức lương tối thiểu vùng cao nhất chỉ là 2 triệu đồng/tháng tuy còn thấp nhưng là mức hợp lý trong tình hình doanh nghiệp và nền kinh tế còn nhiều khó khăn.

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Lao động - Thương binh xã hội chiều nay, bà Nguyễn Thị Hải Chuyền đã nhận được 14 chất vấn, 22 ý kiến kiến nghi của các đại biểu quốc hội, xoay quanh vẫn đề chủ yếu về lương tối thiểu, xuất khẩu lao động cũng như vấn đề đào tạo, dạy nghề cho các lao động tại địa phương.

Trích dẫn báo cáo của chính phủ, đại biểu Trần Thanh Hải (đoàn TP.HCM) cho biết trong 4 tháng đầu năm, dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, cầu lao động trong nước vẫn tăng 0,9%. Vị này đặt vấn đề khi Bộ Lao động đề nghị giãn lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu liệu có tính đến cung cầu thị trường cũng như niềm mong chờ của người lao động về tiền lương.

Các doanh nghiệp nước ngoài thường thuê lao động phổ thông và tự đào tạo, trong khi nếu cần lao động tay nghề cao, họ sẽ đưa người nước ngoài vào làm.

Trả lời câu hỏi này, bà Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, hàng năm, theo phân công trách nhiệm của mình, Bộ Lao động đã lên lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu để các doanh nghiệp áp dụng cho người lao động. Theo nghị đinh 103 của chính phủ về điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2013 được ký ngày 4/12/2012, mức lương tối thiểu được chia làm 4 vùng, trong đó, mức cao nhất là 2 triệu đồng/tháng.

Người đứng đầu Bộ Lao động cho hay, khi ban hành chương trình này, Bộ cũng nhận được 2 luồng ý kiến.Ý kiến thứ nhất là mức lương tối thiểu như thế mới đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Nhưng không ít người lại cho mức điều chỉnh như trên là không biêt chia sẻ với doanh nghiệp, tăng lương trong khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn lớn về tài chính.

“Về phía cơ quan làm chính sách, Bộ thấy việc điều chỉnh này là cần thiết và phù hợp, trên cơ sở dung hòa doanh ngiệp và người lao động cùng chia sẻ lợi ích. Doanh nghiệp tuy khó khăn nhưng vẫn có thể vượt qua được với mức lương tối thiểu mới này, trong khi người lao động, nếu quy định lương tối thiểu quá thấp sẽ không đảm bảo nhu cầu sống, không có sức khỏe để tiếp tục làm việc”.

Đại biểu Hải cũng đặt câu hỏi xung quanh vấn đề nghị đinh 103 điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ban hành trước khi áp dụng chỉ có 26 ngày để chuẩn bị, gây khó cho cả doanh nghiệp. Mức điều chỉnh thực tế trong nghi định định này cũng thấp hơn mức thấp nhất mà Bộ kiến nghị trước đó, gây hệ quả là tình hình lao động diễn biến rất phức tạp. Người đứng đầu Bộ Lao động thừa nhận sự chênh lệch này, nhưng khẳng định, trong điều kiện doanh nghiệp đang sắp xếp lại hoạt động, mức tăng lương phải đảm bảo dung hòa lợi ích cho cả 2 phía là người lao động và người sử dụng lao động.

Về vấn đề người Việt Nam đang làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài, đại biểu Lý Kiều Vân (Quảng Trị) nêu tình trạng khó quản lý lao động xuất khẩu tại các huyện nghèo. Hiện nhiều chính quyền địa phương không có thông tin và không quản lý được số lao động này, trong khi Bộ mới đang giải quyết số lao động làm việc tại Ả Rập Xê-út.

Bộ Trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận vấn đề này và cho biết, thực tế đến nay sau gần 4 năm thực hiện đề án, mới chỉ có gần 10.000 lao động ở huyện nghèo xuất cảnh. Nhiều lao động đã có chứng chỉ học tiếng, phải chờ nhưng vẫn chưa xuất cảnh được. Trong khi họ phải vay hàng chục triệu đồng từ ngân hàng để làm thủ tục xuất cảnh. Bên cạnh đó, không ít lao động ở khu vực này phải về nước sớm. Họ trở thành con nợ của ngân hàng, và ngân hàng khó thu được nợ từ những đối tượng này.

Hiện Việt Nam có khoảng 500.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, nhưng chỉ có 8 ban quản lý lao động tại các nước, còn lại đều thông quan đơn vị ngoại giao. Theo quy định của, doanh nghiệp đưa lao động phải tự tháo gỡ những khó khăn với đối tác nước ngoài, nếu không thực hiện được phải báo cáo đại sứ quán để cùng giải quyết. Các lao động được xuất khẩu không theo đường chính ngạch, hoặc ký hợp đồng với các doanh nghiệp không được phép đưa người ra nước ngoài làm việc sẽ khó được đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như không được bảo vệ đầy đủ nếu có mâu thuẫn với chủ đầu tư nước ngoài.

Trần Bình

Theo Infonet

Trần Bình

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm