Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tấn Trường là đối thủ lớn nhất Văn Lâm từng gặp?

Văn Lâm từng chiến thắng Xuân Việt và Nguyên Mạnh nhờ những sự cố. Lần này, anh phải dùng bản lĩnh thực sự để vượt qua đàn anh Tấn Trường.

Sự nghiệp của Đặng Văn Lâm chắc chắn là một trong những câu chuyện thú vị nhất ở đội tuyển Việt Nam. Ở tuổi 28, thủ môn CLB Cerezo Osaka dường như trải qua tất cả. Anh đã chơi bóng ở 5 quốc gia khác nhau, vẫn ngồi dự bị khi 23 tuổi, từng bị đồng nghiệp hành hung, từng muốn bỏ bóng đá và giờ đang trên đỉnh cao danh vọng của sự nghiệp.

Cũng bởi thế, con đường sự nghiệp của Văn Lâm ẩn chứa thật nhiều câu chuyện.

Van Lam Tuyen Viet Nam Tan Truong anh 1

Sự cố ở AFF Cup 2016 đẩy Nguyên Mạnh khỏi tuyển quốc gia suốt nhiều năm. Ảnh: Minh Chiến.

Đánh bại Nguyên Mạnh và Xuân Việt nhờ những sự cố

Hai bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Văn Lâm là lần vượt qua đàn anh Đinh Xuân Việt ở CLB Hải Phòng và giành vị trí chính thức tại tuyển Việt Nam. Không thể phủ nhận nỗ lực rất lớn của Văn Lâm, nhưng cũng thật thú vị khi biết cả hai bước ngoặt ấy đều đã tới sau sự cố của đồng nghiệp.

Trước trận cầu tâm điểm giữa CLB Hà Nội và Hải Phòng tại vòng 9 V.League 2016, thủ thành Đinh Xuân Việt bị thủy đậu. Xuân Việt khi ấy là thủ môn số một, người mà sau này từng được Văn Lâm miêu tả như “huyền thoại của đội bóng, người đang chơi với phong độ đỉnh cao”. Sự cố của Xuân Việt buộc HLV Trương Việt Hoàng phải để Văn Lâm bắt chính.

Hải Phòng thua 1-2 nhưng màn trình diễn ở sân Hàng Đẫy giúp Văn Lâm lọt vào mắt xanh của HLV Nguyễn Hữu Thắng và lên tuyển chỉ sau đó ít ngày.

Ở đội tuyển, Văn Lâm chỉ xếp sau đàn anh Trần Nguyên Mạnh. Nhưng sự cố tại bán kết lượt về AFF Cup 2016 khiến Nguyên Mạnh bật khỏi đội tuyển suốt nhiều năm sau đó. Cơ hội vì thế bất ngờ được trao cho những người phía sau. Phí Minh Long bắt chính ở trận giao hữu với Đài Loan (Trung Quốc) tháng 3/2017. Tới trận Afghanistan, người được chọn là Huỳnh Tuấn Linh. Tháng 6 cùng năm trước Jordan, cơ hội được trao cho Văn Lâm. Chúng ta đều đã biết phần sau của câu chuyện.

Không chỉ tại đội tuyển, cơ duyên tương tự còn đến với Văn Lâm ở CLB. Mùa 2018, Muangthong khủng hoảng trong khung gỗ sau khi tiễn Kawin Thamsatchanan tới trời Âu. Thủ môn tuyển Thái gắn bó 11 năm với đội bóng, chiếm vị trí bất khả xâm phạm. Nhờ sự ra đi của anh, Văn Lâm tới Muangthong, lấy suất đá chính rồi từ đó có bàn đạp đi Nhật Bản.

Trong cả ba sự kiện này, những yếu tố khách quan đều đã tác động có lợi cho Văn Lâm, góp phần khiến những nỗ lực không mệt mỏi của anh đi tới thành công.

Van Lam Tuyen Viet Nam Tan Truong anh 2

Nhiều năm rồi, tuyển Việt Nam mới có 2 thủ môn tài sức ngang nhau như Văn Lâm, Tấn Trường. Ảnh: Minh Chiến.

Đối đầu sòng phẳng với Tấn Trường

Trở lại tuyển Việt Nam sau gần 2 năm, cơ duyên tương tự không còn với Văn Lâm.

Lần này, bối cảnh khách quan đảo chiều theo hướng có lợi cho đàn anh Bùi Tấn Trường. Thủ môn của CLB Hà Nội bắt chính trong cả 2 đợt tập trung gần nhất của tuyển Việt Nam. Anh được chơi tại CLB, thể hiện được phong độ ổn định, có thời gian dài tập luyện với các đồng đội ở tuyển Việt Nam.

Ngược lại, lần cuối Văn Lâm có mặt ở tuyển quốc gia là tháng 11/2019. Anh thi đấu không nhiều từ khi gia nhập CLB Cerezo Osaka. Thời gian tập của Văn Lâm với đồng đội cũng bị hạn chế đáng kể do cách biệt về địa lý, các quy định cách ly y tế trong thời dịch. Hồi tháng 6, tuyển Việt Nam thậm chí phải gạch tên Văn Lâm vì sự cố Covid-19 tại CLB chủ quản.

Trước Saudi Arabia, chuyện diễn ra tương tự khi Văn Lâm chỉ hội quân cùng đồng đội trước vài ngày trên đất khách. Điều đó sẽ còn lặp lại ở nhiều đợt tập trung tới khi Lâm khoác áo Cerezo Osaka hay bất kỳ CLB nước ngoài nào khác.

Cuộc cạnh tranh giữa Văn Lâm và Tấn Trường vì thế sẽ là cuộc đua sòng phẳng của chuyên môn và bản lĩnh.

Cả Văn Lâm và Tấn Trường đều có thể hình tốt, cao lần lượt 1,88 m và 1,89 m. Cả hai đều chống bóng bổng tốt, làm chủ được vùng cấm, có khả năng phát bóng ấn tượng.

Họ đều giàu kinh nghiệm ở cấp CLB và đội tuyển. Văn Lâm ổn định hơn nhưng phản xạ hơi chậm, còn Tấn Trường phản xạ tốt nhưng có tiền sử mắc sai lầm trong quá khứ.

Chọn ai, loại ai giữa hai người là câu hỏi khó trả lời. Chia sẻ với Zing, chuyên gia Phan Anh Tú cho rằng: “Lâm và Trường là hai thủ môn tốt nhất, đủ khả năng ra sân ở tầm cỡ quốc tế. Tôi nghĩ cơ hội của hai người là 50-50. Các HLV sẽ phải theo dõi kỹ trong quá trình tập luyện và thi đấu của thủ môn, rằng anh ta có ổn định không, có chơi chắc chắn hoặc mắc sai lầm gì không. Chọn thủ môn cũng phải tùy tình hình và dự đoán thế trận của đối thủ”.

Văn Lâm và Tấn Trường sẽ còn 2 ngày để chứng tỏ bản thân. Tuyển Việt Nam sẽ mở màn chiến dịch vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á bằng trận đấu với Saudi Arabia vào lúc 1h sáng ngày 3/9.

Van Lam Tuyen Viet Nam Tan Truong anh 3
Văn Lâm vui khi trở lại tuyển Việt Nam sau gần 2 năm Đặng Văn Lâm thể hiện niềm vui và sự hòa nhập tốt khi cùng các đồng đội ở tuyển Việt Nam tập thích nghi với khí hậu và múi giờ Saudi Arabia.

Văn Lâm được trao áo số 1 ở tuyển Việt Nam

Thủ môn Đặng Văn Lâm mặc áo số 1, Bùi Tấn Trường lấy áo 24 còn Nguyễn Văn Toản mang áo số 23 ở buổi tập đầu tiên của tuyển Việt Nam tại Saudi Arabia.

Sa bàn chiến thuật của tuyển Saudi Arabia trước trận gặp Việt Nam

Sa bàn chiến thuật của HLV Herve Renard cho thấy tuyển Saudi Arabia đã nghiên cứu kỹ và có nhiều hiểu biết về đối thủ Việt Nam trước vòng loại World Cup.

Đình Trọng, Thành Chung bình phục hoàn toàn

Hai trung vệ quan trọng của tuyển Việt Nam "nuốt" trọn giáo án, đạt trạng thái thể lực hoàn hảo cho cuộc đối đầu Saudi Arabia tại vòng loại thứ ba World Cup 2022.

Thanh Hà

Bạn có thể quan tâm