Triển lãm ảnh "C'est Beyrouth" (Đây là Beirut) quy tụ tác phẩm của 16 nhiếp ảnh gia để thể hiện góc nhìn khác về Beirut, thủ đô của Lebanon, nhiều thập kỷ sau cuộc nội chiến 1990. Sabyl Ghoussoub, người phụ trách triển lãm, đã chọn các bức ảnh chụp từ cuộc chiến mùa hè năm 2006 giữa Israel và Lebanon làm mốc thời gian khởi đầu. Qua ống kính của các nghệ sĩ, cuộc sống của người dân Lebanon, dù thuộc tôn giáo nào, được sinh ra trong hay sau cuộc chiến, đều hiện lên sống động, theo Guardian. Ảnh: Vianney Le Caer.
Beirut có bề dày lịch sử phát triển và sự đa dạng văn hóa, tạo nên bản sắc riêng. Các nhiếp ảnh gia vẽ nên bức chân dung của một thành phố độc đáo, từng suy yếu vì khủng hoảng và nhiều thế hệ người trẻ mất phương hướng. Điểm chung của những tác phẩm này là vị trí trung tâm của các nhân vật trong ảnh. Ảnh: Vianney Le Caer.
Lấy cảm hứng từ chính xã hội Beirut nói riêng và Lebanon nói chung, các tác phẩm thể hiện tiếng nói của các nhóm thiểu số không được công nhận hoặc bị phớt lờ. Triển lãm bao gồm các chủ đề con người như các cộng đồng người tị nạn, các nhóm tôn giáo thiểu số, LGBT... Ảnh: Vianney Le Caer.
Cộng đồng LGBT tại Lebanon vốn bị coi là dị biệt và bị phớt lờ. Quan hệ tình dục đồng giới vẫn là bất hợp pháp, tuy nhiên cộng đồng LGBT ở nước này đã trở nên can đảm hơn. Qua loạt ảnh về Doris và mẹ mình, bà Andrea, nhiếp ảnh gia Mohamad Abdouni phản ánh khao khát được sống với con người thật, được trò chuyện và thay đổi của những người thuộc cộng đồng LGBT. Ảnh: Mohamad Abdouni.
Khác với Abdouni, phóng viên ảnh Hassan Ammar lại theo dấu những người có hình xăm và những người thợ xăm mình tại Beirut. Một trong những nhân vật anh từng phát hiện là người đàn ông trọc đầu và trên đầu đầy hình xăm. "Ở một đất nước như Lebanon, bạn hiếm thấy ai có hình xăm trên mặt", anh Ammar nói. Ảnh: AP.
Trong nhiều tháng, Ammar đã phỏng vấn những người thợ xăm khi họ khắc hình ảnh của Ali (môn đệ của nhà tiên tri Muhammad) và Hassan Nasrallah (tổng thư ký của Hezbollah - tổ chức bị nhiều quốc gia coi là khủng bố) lên da thịt khách hàng. Những người này nói rằng hình xăm là cách để thể hiện sự ủng hộ với Hezbollah mà không cần đến các hành vi cực đoan. "Có thể anh ta không phải là chiến binh, anh ta không cầm súng hay tham chiến, nhưng thông điệp của anh ta là 'Tôi không sợ'", Ammar nói. Ảnh: Viện Văn hóa Hồi giáo.
Với loạt ảnh có chủ đề "Abandon" (từ bỏ), nhiếp ảnh gia Cha Gonzales thể hiện cuộc sống của những thanh niên mất phương hướng. Cô phát hiện ra rằng một bộ phận giới trẻ Lebanon có xu hướng tiệc tùng về đêm. "Trong suốt cuộc chiến năm 2006, tôi nhớ rằng nhiều người trong trường đại học của tôi đi dự tiệc trong khi Beirut bị đánh bom", Gonzales trả lời phỏng vấn năm 2018. Ảnh: Cha Gonzales.
Một người phụ nữ theo đạo Kito ăn mặc giống Đức Mẹ Maria đang cầu nguyện tại Jdeideh, ngoại ô Beirut. Đây là một trong các bức ảnh của series "Chrétiens du Liban". Bằng sự tò mò, nhiếp ảnh gia Patrick Baz hướng ống kính của mình vào cộng đồng Kito giáo, tập trung ở ngoại ô thành phố. Ông cũng ghi lại nhiều hoạt động tôn giáo của các nhóm khác như người Hồi giáo Shia, Sunni và người Druze. Ảnh: AFP.
Nhiếp ảnh gia Ziad Antar tập trung chụp chân dung các sỹ quan cảnh sát Lebanon trong bộ đồng phục. Anh chụp hơn 10 sỹ quan cảnh sát bên xe máy của họ, trong một studio. "Tôi đã mời họ đến làm mẫu một cách trịnh trọng. Tôi đã đến đồn cảnh sát. Và họ chấp nhận lời mời", anh Antar nói. Ảnh: Viện Văn hóa Hồi giáo.
Triển lãm đang diễn ra tại Viện Văn hóa Hồi giáo ở Paris, Pháp và dự kiến kéo dài đến hết ngày 28/7. Ảnh: Viện Văn hóa Hồi giáo.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 17/6 tuyên bố sẽ điều hơn 1.000 binh sĩ đến Trung Đông vì lý do phòng thủ, và để "đối phó với mối đe dọa từ Iran".
Một số nhân vật quyền lực ở Afghanistan hoàn thành quá trình đối thoại kéo dài hai ngày với lực lượng Taliban ở Doha, Qatar, đặt nền móng cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Ông Trump hôm 22/12 tiết lộ “bản xem trước” về nhiệm kỳ thứ 2 thông qua bài phát biểu dài 90 phút, chủ yếu nhắc tới vấn đề nhập cư, biên giới, chủ nghĩa thức tỉnh và kênh đào Panama.