Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Taliban định biến căn cứ quân sự nước ngoài thành đặc khu kinh tế

Chính quyền Taliban tuyên bố sẽ xúc tiến các kế hoạch biến những nơi từng là căn cứ quân sự nước ngoài thành các đặc khu kinh tế cho doanh nghiệp.

Nhiều phương tiện được nhìn thấy trong căn cứ không quân Bagram của Mỹ ở tỉnh Parwan (Afghanistan) ngày 5/7/2021. Ảnh: Reuters.

Thông tin trên được quyền phó thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế của chính quyền Taliban cho biết trong một tuyên bố vào hôm 19/2.

"Sau cuộc thảo luận kỹ lưỡng, Bộ Công nghiệp và Thương mại sẽ dần dần kiểm soát các căn cứ quân sự còn lại của lực lượng nước ngoài với ý định chuyển đổi chúng thành các đặc khu kinh tế", Reuters dẫn tuyên bố của Quyền phó thủ tướng Abdul Ghani Baradar.

Theo chia sẻ của ông, kế hoạch thí điểm sẽ bắt đầu chuyển đổi mục đích sử dụng của các căn cứ ở thủ đô Kabul và ở tỉnh Balkh.

Trước đó, quyền bộ trưởng Thương mại Afghanistan tháng 12/2022 cho biết Bộ này đang nghiên cứu kế hoạch liên quan đến các căn cứ của Mỹ và sẽ đệ trình lên ủy ban kinh tế do Quyền phó thủ tướng Mullah Baradar đứng đầu và nội các để phê duyệt.

Nền kinh tế Afghanistan đã gặp khó khăn và các cơ quan viện trợ hiện cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng kể từ khi Taliban tiếp quản đất nước vào năm 2021.

Kể từ sau khi Taliban lên nắm quyền, viện trợ phát triển đã bị cắt giảm và tài sản của ngân hàng trung ương bị đóng băng. Nước này cũng phải đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong khi đó, Taliban cho biết họ đang tập trung vào việc thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp thông qua thương mại và đầu tư. Dẫu vậy, một số nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ lo ngại về một loạt vụ tấn công, trong đó có vụ tấn công vào một khách sạn thường đón khách doanh nhân Trung Quốc, do Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm.

Sau khi lên nắm quyền, lực lượng Taliban cũng đã ngăn phụ nữ tiếp cận giáo dục bậc cao và đóng cửa các trường đại học dành cho nữ giới. Những người phụ nữ tại Afghanistan cũng bị hạn chế quyền tự do đi lại và làm việc.

Quyết định cấm hầu hết nữ nhân viên tại các tổ chức phi chính phủ làm việc vào năm ngoái đã khiến nhiều cơ quan viện trợ phải đình chỉ một phần hoạt động trong khi hàng triệu người vẫn phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo.

Afghanistan ngày nay

Mục Thế giới giới thiệu sách về Afghanistan với tựa đề "Afghanistan ngày nay" do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2018. Hiện nay, khi nhắc đến Afghanistan, nhiều người thường nghĩ đến vùng đất của chiến tranh, nghèo đói, ma túy và bất ổn. Vậy điều gì khiến Afghanistan mất đi vẻ đẹp và sự bình yên của đất nước một thời? Cuốn sách sẽ góp phần lý giải câu hỏi này.

Taliban gọi thuốc tránh thai là 'âm mưu của phương Tây'

Lực lượng Taliban đã dừng hoạt động bán thuốc tránh thai tại 2 thành phố chính của Afghanistan, khẳng định loại thuốc này là âm mưu của phương Tây nhằm kiểm soát dân số Hồi giáo.

Taliban rạn nứt

Những chỉ trích từ các quan chức cấp cao điều hành chính phủ Afghanistan nhắm vào các chính sách hạn chế quyền của phụ nữ hé lộ mâu thuẫn giữa các thủ lĩnh của Taliban.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm