Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Taliban bắt đầu săn lùng người của chính quyền cũ

Sĩ quan tình báo, binh sĩ quân đội và cảnh sát làm việc trong chính quyền cũ đứng đầu danh sách săn đuổi của Taliban. Nhiều người đã bị hành quyết ở thành phố Kandahar.

taliban afghanistan anh 1

Những ngày qua, hàng đoàn binh sĩ Afghanistan trên xe bán tải, xe cơ giới chạy xuyên qua sa mạc phía tây để tới Iran. Trong khi đó, phi công quân đội bay hết tốc lực vượt qua những rặng núi ở miền Bắc để tìm đường tới Uzbekistan.

Hàng nghìn thành viên lực lượng an ninh chính phủ Afghanistan trốn thoát ra nước ngoài thành công. Không ít người đầu hàng, trở về nhà, hay thậm chí gia nhập Taliban.

Nhưng vẫn còn hàng nghìn binh sĩ, lính biệt kích, phi công và điệp viên từng chiến đấu tới thời khắc cuối cùng bất chấp Washington và chính quyền Kabul bỏ cuộc, họ đã bị bỏ rơi. Những người này giờ phải lẩn trốn trước sự săn đuổi của Taliban.

Cuộc truy lùng bắt đầu

"Tôi không còn lối thoát nào cả, chỉ còn biết cầu nguyện mong được an toàn", Farid, biệt kích quân đội chính phủ, chia sẻ qua tin nhắn với một binh sĩ Mỹ mà người này từng cùng chiến đấu.

Farid đang trốn ở những ngọn núi phía đông Afghanistan. Trước đó, các đơn vị quân đội hỗ trợ nhóm biệt kích của Farid đã đầu hàng.

Lúc này, cuộc săn lùng những người từng cộng tác với Mỹ và NATO đã bắt đầu, dù âm thầm và kín đáo hơn. Chiến dịch này tương phản với vẻ ngoài lịch thiệp và ôn hòa mà Taliban đang cố khoác lên trước sự quan sát của thế giới.

Một báo cáo lưu hành nội bộ của Liên Hợp Quốc cho biết Taliban đe dọa bắt giữ và trừng trị gia đình các thành viên quân đội chính phủ cũ nếu không tìm được người họ đang tìm kiếm.

taliban afghanistan anh 2

Một nhóm binh sĩ chính phủ bỏ chạy về phía Iran. Ảnh: New York Times.

Một cựu quan chức chính quyền Afghanistan nói Taliban đã tập hợp hồ sơ nhân sự của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Tổng cục An ninh Quốc gia - cơ quan tình báo chính phủ Afghanistan, từ đây lập ra một danh sách săn tìm.

Ngày càng có nhiều báo cáo cho thấy Taliban trả thù khốc liệt, đôi khi sát hại những đối tượng trong danh sách tìm kiếm.

Một nhân chứng từng là phiên dịch viên cho Không quân Mỹ ở Afghanistan nói rằng đã tận mắt chứng kiến Taliban bắn chết một người bị nghi từng cộng tác với quân đội nước ngoài.

Một đoạn video ghi hình tuần trước được hãng thông tấn RTA đăng tải cho thấy hàng chục thi thể nằm la liệt trên đường ở thành phố Kandahar. Nhiều thi thể là binh sĩ và quan chức chính phủ. Họ là các nạn nhân cuộc hành quyết của Taliban.

Đứng đầu danh sách bị săn đuổi

Không rõ bao nhiêu quan chức an ninh và binh sĩ chính phủ Afghanistan đang lẩn trốn.

Trên sổ sách, lực lượng an ninh Afghanistan có khoảng 300.000 thành viên. Nhưng bởi nhiều nguyên nhân, từ tham nhũng, đào ngũ hay thương vong, chỉ 1/6 trong số này, tương đương 50.000 người, thực sự chiến đấu chống Taliban trong năm nay, giới chức Mỹ cho biết.

Khi Taliban bắt đầu mở cuộc tấn công với lời hứa sẽ không làm hại nếu họ đầu hàng, hàng nghìn binh sĩ đã buông vũ khí.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, Taliban có một danh sách dài các cá nhân mà tổ chức này muốn thẩm vấn cũng như trừng phạt, đi kèm địa chỉ nơi ở chính thức của họ.

Taliban đang hướng sự tập trung vào lực lượng biệt kích tinh nhuệ gồm 18.000 thành viên của chính phủ cũ, phần lớn số này từ chối đầu hàng. Ngoài ra, các quan chức của Tổng cục An ninh Quốc gia - cơ quan tình báo chính phủ - cũng nằm ở đầu danh sách truy lùng.

Lính biệt kích và tình báo chính phủ có lý do để lo sợ cho an toàn tính mạng của bản thân. Lực lượng này đã tiêu diệt nhiều tay súng Taliban, trong đó có một số chỉ huy cấp cao, đó là lý do họ gần như chắc chắn sẽ bị Taliban trả thù thẳng tay.

taliban afghanistan anh 3

Binh sĩ chính phủ nằm trong số đám đông bỏ chạy tới sân bay Kabul. Ảnh: New York Times.

Hôm 16/8, Taliban tìm tới nhà của một sĩ quan chống khủng bố và để lại một bức thư yêu cầu người này trình diện tại Ủy ban Quân sự và Tính báo ở Kabul. Cơ quan chống khủng bố chịu trách nhiệm giám sát lực lượng biệt kích truy lùng các thủ lĩnh Taliban.

"Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan coi ông là một người quan trọng", bức thư của Taliban viết. Bức thư cảnh báo thành viên gia đình của người này sẽ bị bắt giữ và trừng phạt nếu sĩ quan này không làm theo yêu cầu của Taliban.

Bức thư của Taliban sau đó được chuyển tới Liên Hợp Quốc.

Ngoài biệt kích và nhân viên tình báo, Taliban cũng săn tìm các sĩ quan quân đội, cảnh sát, thành viên cơ quan điều tra của chính phủ cũ. Nhiều thành viên lực lượng an ninh chính phủ đang tuyệt vọng tìm kiếm trợ giúp từ bên ngoài, báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết.

Tại những nơi Taliban kiểm soát, các tay súng lùng sục từng nhà, "bắt giữ hoặc đe dọa giết hại thành viên gia đình của mục tiêu bị săn đuổi trừ khi họ nộp mình cho Taliban".

Taliban cũng nhanh chóng mở rộng mạng lưới chỉ điểm. Tổ chức này đang gây sức ép với các thánh đường Hồi giáo, các thương nhân đổi tiền - xương sống của hệ thống tài chính Afghanistan, buộc họ phải giúp săn đuổi các thành viên lực lượng an ninh chính phủ.

Phản kháng hay di tản?

Nhiều binh sĩ, quan chức chính phủ đã tìm tới lánh nạn ở thung lũng Panjshir, một vùng lòng chảo chiến lược ở phía bắc Kabul. Đây là nơi các lãnh đạo chính phủ cũ đang tìm cách tái tổ chức lực lượng chống lại Taliban. Nhóm này có khoảng 2.000-2.500 quân.

Hơn 20 năm trước, lãnh đạo người Panjshir là Ahmed Shah Massoud đã tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ Liên minh phương Bắc nhằm chống lại sự cai trị của Taliban. Liên minh phương Bắc đã hỗ trợ Mỹ và đồng minh trong cuộc chiến lật đổ Taliban năm 2001.

Nhưng lực lượng ở Panjshir hiện nay thiếu vũ khí hạng nặng, bị cô lập về hậu cần, cũng như không có trợ giúp quốc tế. Họ cũng thiếu một lãnh đạo có khả năng đoàn kết như Massoud.

Ngay cả những người Afghanistan ủng hộ lực lượng này cũng bi quan sẽ cần thời gian dài thung lũng Panjshir mới có thể đối đầu với Taliban.

taliban afghanistan anh 4

Một trực thăng quân đội chở binh sĩ chính phủ chạy tới tỉnh Panjshir. Ảnh: AFP.

Tại sân bay Kabul lúc này, hàng trăm lính biệt kích và nhân viên Tổng cục An ninh Quốc gia đang trợ giúp chiến dịch di tản, giới chức Mỹ cho biết. Theo một thỏa thuận đạt được với Washington, lực lượng này sẽ là nhóm di tản cuối cùng, khi tất cả thường dân đã rời đi an toàn.

Lầu Năm Góc xác nhận sẽ giúp di tản lực lượng an ninh chính phủ nếu họ đến được sân bay ở thủ đô Kabul. Nhưng không rõ những người này sẽ được đưa tới đâu.

Không giống các phiên dịch viên làm việc trực tiếp với quân đội Mỹ hoặc nhân viên người bản địa làm việc ở Đại sứ quán Mỹ, thành viên lực lượng an ninh không nằm trong chương trình cấp visa nhập cư đặc biệt của Washington.

Nhưng trước khi nghĩ đến chuyện có được tái định cư ở Mỹ hay không, những người này trước hết phải bảo toàn được mạng sống và vượt qua vòng vây Taliban hiện đã chặn mọi ngả đường tới bay Hamid Karzai ở Kabul.

Các tay súng Taliban cũng đang lùng sục trong đám đông đổ tới sân bay Kabul để tìm kiếm các binh sĩ, quan chức chính quyền cũ, hay những người từng cộng tác với lực lượng nước ngoài, bởi đây là con đường di tản duy nhất an toàn.

Bộ máy quyền lực mới của Taliban sẽ không khác gì 20 năm trước?

Theo những thông tin mà một thành viên cấp cao của Taliban công bố, lực lượng này sẽ khôi phục mô hình từng được sử dụng để cai trị Afghanistan 20 năm trước.

Các nước giàu quyết tiêm mũi vaccine bổ sung dù chưa có cơ sở khoa học

Hàng loạt nước giàu đã triển khai kế hoạch tiêm mũi vaccine Covid-19 bổ sung bất chấp chưa có cơ sở khoa học, bỏ ngoài tai can ngăn của WHO.

Thủ tướng Anh gây phẫn nộ vì không cách ly dù nhân viên mắc Covid-19

Thủ tướng Anh Boris Johnson đang đối mặt sự phẫn nộ từ cử tri sau khi ông phớt lờ quy định tự cách ly dù tiếp xúc với một nhân viên dưới quyền mắc Covid-19.

Ong Trump nhan tin vui hinh anh

Ông Trump nhận tin vui

0

Kế hoạch tuyên án ông Trump trong vụ án hình sự ở New York sẽ không diễn ra vào tuần tới như dự kiến vì các luật sư của ông thúc đẩy bãi bỏ truy tố sau chiến thắng bầu cử.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm