Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tài xế xe buýt Bắc Kinh phải đeo vòng tay theo dõi cảm xúc

Cơ quan vận tải Bắc Kinh cho hay để cải thiện tính an toàn, họ đưa ra yêu cầu tài xế xe buýt đường dài dùng thiết bị đeo tay điện tử nhằm theo dõi sức khỏe thể chất và tinh thần.

Thiết bị đeo tay sẽ theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và trạng thái cảm xúc của tài xế xe buýt trong thời gian thực. Ảnh: SCMP.

Vòng đeo tay điện tử sẽ theo dõi nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp hô hấp, nồng độ oxy trong máu, huyết áp, việc vận động và giấc ngủ. Ngoài ra, người đeo vòng cũng sẽ được giám sát các trạng thái cảm xúc như lo lắng, South China Morning Post đưa tin hôm 25/9.

Sáng kiến này do Tập đoàn Vận tải Công cộng Bắc Kinh khởi xướng. Cơ quan này cho rằng việc sử dụng thiết bị theo dõi nhằm mục đích cải thiện an toàn cộng đồng. Công ty vận tải công cộng có thể truy cập dữ liệu thu thập được từ tài xế trong thời gian thực.

Hôm 21/9, công ty đã phát khoảng 1.800 vòng đeo tay cho các tài xế xe buýt trên những tuyến đường xuyên tỉnh và đường cao tốc, Beijing Daily đưa tin. Hiện chưa rõ số lượng tài xế bắt buộc phải đeo thiết bị này.

giam sat tai xe anh 1

Động thái mới được đưa ra chỉ vài tuần trước Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức vào tháng 10, cũng như sau vụ tai nạn xe buýt trên đường đi cách ly khiến 27 người tử vong. Ảnh: Weibo.

Trước đó vào hôm 1/6, các tài xế làm việc ở quận Thông Châu của Bắc Kinh và một số tuyến đường trung tâm đã tham gia thử nghiệm thiết bị. “Việc cung cấp thiết bị đeo tay để tăng cường quản lý sức khỏe thể chất và tinh thần của các tài xế”, công ty cho biết trong bài đăng trên Weibo vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý nêu lên những lo ngại về quyền riêng tư, đồng thời cho rằng vòng đeo tay có thể khiến tài xế lo lắng quá mức cùng khả năng phân biệt đối xử.

Wang Congwei - chuyên gia từ Công ty Luật Jingsh ở Bắc Kinh - cho biết quyết định này dường như xuất phát từ “cân nhắc tới an toàn công cộng, vì đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trong những năm gần đây”.

Tuy nhiên, bà nói thêm cần xem xét xem liệu có cần phải thu thập nhiều thông tin cá nhân từ các tài xế không, đồng thời chỉ thực sự nên sử dụng để phân tích tai nạn.

Calvin Ho Wai-loon - phó giáo sư tại Khoa Luật của Đại học Hong Kong - cho biết độ chính xác là vấn đề cần chú trọng.

“Cần phải xem xét mức độ đáng tin cậy và chính xác của các thiết bị này trong báo cáo tình trạng sức khỏe và cảm xúc, bởi nếu sai sót, nó có thể dẫn tới hệ lụy và phân biệt đối xử không công bằng”, ông nói.

Nhà nghiên cứu NASA nhận tội lén quan hệ với Trung Quốc

Một nhà nghiên cứu NASA kiêm giáo sư Đại học Texas A&M (Mỹ) đã nhận tội lén lút quan hệ với trường đại học do chính phủ Trung Quốc thành lập trong khi nhận tiền trợ cấp của Mỹ.

Nơi tiền tuyến phòng dịch của Trung Quốc

Tại Thụy Lệ, thành phố nhỏ nằm ở phía tây tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), người dân từng phải trải qua 7 đợt với 119 ngày phong tỏa chỉ trong hơn một năm.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm