Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao thỉnh thoảng bạn nên nổi giận? (kỳ 2)

Những người làm công việc sáng tạo rất cần những cơn giận, bởi chúng sẽ làm tăng khả năng tư duy của họ. Đôi khi cơn thịnh nộ còn giúp ta cải thiện mối quan hệ xấu.

Tăng khả năng sáng tạo

Mỗi khi không thể tìm ra ý tưởng mới, có thể bạn sẽ nổi cáu. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơn giận dữ giúp bạn sáng tạo hơn. Những người tức giận nảy ra ý tưởng độc đáo nhanh hơn so với những người ở những trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên, sự tăng khả năng sáng tạo không kéo dài lâu. Cuối cùng, khi cơn giận tan biến, bạn sẽ quay về trạng thái bình thường.

Ảnh minh họa: blogspot.com
Ảnh minh họa: blogspot.com

Các nhà khoa học phỏng đoán rằng cơn giận là một sản phẩm của quá trình tiến hóa để những người đàn ông ra quyết định thật nhanh trong tình huống nguy hiểm. Cơn giận cũng tiếp thêm năng lượng cho con người, giúp chúng ta tư duy linh hoạt và thoát ra khỏi những suy nghĩ khuôn mẫu. Về cơ bản, bạn sẽ không chọn các phương pháp và quy trình mà bạn hay áp dụng để tìm giải pháp. Khi bạn nổi cơn tam bành, trạng thái giận dữ sẽ dẫn bạn đến những ý tưởng mà khi bình tĩnh bạn hiếm khi nghĩ tới. Vì vậy, có lẽ việc bạn không tư duy theo kiểu thông thường khi giận là điều tốt.

Tại sao thỉnh thoảng bạn nên nổi giận? (kỳ 1)

Nguy cơ đau tim của những nam giới thường xuyên thể hiện sự tức giận chỉ bằng một nửa so với những người hầu như không nổi giận bao giờ.

Cải thiện mối quan hệ xấu

Câu ngạn ngữ về tha thứ và lãng quên có thể không còn đúng, các nhà nghiên cứu của Đại học Florida tại Mỹ khẳng định. Đôi khi nổi giận là một liều thuốc hiệu quả nhất. Trong lĩnh vực y học thần kinh, giới chuyên môn có một thuật ngữ mang tên "tâm lý tích cực". Ý tưởng của họ là "sự tha thứ, chủ nghĩa lạc quan, lòng tốt và suy nghĩ tích cực sẽ gây tác động tích cực đối với những mối quan hệ sóng gió. Mặc dù vậy, đôi khi thay vì làm lành vết thương, sự tha thứ có thể khiến tình hình tở nên tồi tệ hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu bạn tha thứ trong mọi trường hợp, một số người sẽ lợi dụng thói quen đó của bạn và tiếp tục gây chuyện.

Ảnh minh họa: idiva.com
Ảnh minh họa: idiva.com

Cơn giận giúp người gây chuyện hiểu rằng bạn không thể chấp nhận hành vi của họ và họ cần dừng. Một nghiên cứu do Đại học Michigan thực hiện cho thấy, những cặp vợ chồng hay nén giận có nguy cơ chết sớm cao gấp hai lần so với những cặp thường xuyên thể hiện cơn thịnh nộ. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, theo các nhà nghiên cứu của Đại học Berkeley, mặc dù cả vợ và chồng đều phải kiềm chế trong cơn cãi vã, sự kiểm soát cảm xúc của người đàn ông hầu như không tác động hoặc không gây nên cảm giác hài lòng trong quan hệ hôn nhân. Nếu nói theo cách khác, điều đó có nghĩa là người vợ phải xoa dịu tình hình và gợi ý giải pháp.

Giúp người khác nhận ra sự trung thực của bạn

Giả sử ai đó cáo buộc bạn phạm tội. Nếu bạn không gây tội, bạn sẽ phản ứng thế nào. Có lẽ bạn sẽ phát điên. Đương nhiên rồi. Tất cả mọi người đều chẳng muốn đứng yên khi kẻ khác thốt ra những lời cáo buộc vô căn cứ. Đó chính là quy luật mà cảnh sát và các nhà điều tra vận dụng. Nếu bạn đối mặt với một tội mà bạn không hề gây ra, bạn sẽ nổi điên. Và những người hành pháp sẽ học cách để nhận ra bạn nổi giận thực sự hay chỉ giả vờ. Một cơn giận dữ thật sự là trạng thái tình cảm cho thấy bạn vô tội. Đó là một trong những dạng cảm xúc mà chuyên gia điều tra tội phạm xem xét khi họ thẩm vấn nghi phạm.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người vô tội sẽ thể hiện những manh mối về phương diện ngôn từ và phi ngôn từ để chứng minh sự trong sạch của họ. Điều quan trọng nhất là người giận dữ thường bộc lộ quan điểm thực sự của họ. Cơn giận khiến sự tự tin tăng, và những người tự tin thường cởi mở và sẵn sàng nói sự thật. Vì thế, cảnh sát luôn tìm cách khiến nghi phạm tức giận để có thể tìm ra người ngay và kẻ gian.

Kim Cương

Bạn có thể quan tâm