Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao lễ đăng quang của Vua Charles III là độc nhất vô nhị?

Mặc dù trở thành người đứng đầu nền quân chủ Anh sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, phải đến tháng 5 tới Vua Charles III mới chính thức lên ngôi trong một buổi lễ long trọng.

Vua Charles III sẽ có buổi lễ đăng quang long trọng vào tháng 5 này. Ảnh: Buckingham Palace.

Vua Charles III sẽ có buổi lễ đăng quang long trọng vào tháng 5 này. Ảnh: Buckingham Palace.

Theo Reuters, buổi lễ đăng cơ được tổ chức vào tháng 5 dự kiến là sự kiện đầy hào hoa, lộng lẫy và có ý nghĩa tôn giáo quan trọng. Dù đã trở thành người đứng đầu nền quân chủ, Vua Charles vẫn phải trải qua lễ đăng quang. Vậy sự kiện này có ý nghĩa cụ thể như thế nào?

Lịch sử các lễ đăng quang

Trong gần 1.000 năm qua, các vị vua và nữ hoàng Anh đăng quang tại Tu viện Westminster ở thủ đô London, trong buổi lễ trang trọng. Buổi lễ này không có nhiều thay đổi trong những thế kỷ qua.

Đã có 38 người đứng đầu nền quân chủ Anh trải qua buổi lễ đăng cơ tại Tu viện Westminster. Edward V - một trong 2 vị hoàng tử được cho là bị sát hại tại Tháp London vào thế kỷ XV - và Edward VIII, người thoái vị để cưới một công dân Mỹ, là những người duy nhất không được phong ngôi vua.

Buổi lễ độc nhất trên toàn cầu

Không có nền quân chủ nào khác trên thế giới tổ chức sự kiện tương tự như ở Anh.

"Buổi lễ mà chúng ta sẽ chứng kiến, khi Vua Charles III được phong ngôi vua, là sự kiện chỉ có ở nước Anh và độc nhất trong sự tồn tại của nền quân chủ này", nhà sử học hoàng gia Alice Hunt cho biết.

Buổi lễ được tổ chức bởi thống chế Anh, quan chức cấp cao nhất chịu trách nhiệm cho các sự kiện tầm quốc gia. Trong nhiều thế kỷ qua, vai trò này được đảm nhận bởi công tước xứ Norfolk và gia đình Howard.

Hiện tại, vai trò thống chế Anh được nắm giữ bởi Edward Fitzalan-Howard, Công tước xứ Norfolk. Ông cũng là người chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang cho Nữ hoàng Elizabeth II.

Tại sao phải có lễ đăng quang?

Ban đầu, lễ đăng cơ là sự kiện cần được tổ chức cho mỗi người đứng đầu nền quân chủ. Tuy nhiên, các buổi lễ đăng cơ ngày nay chủ yếu mang tính nghi lễ.

"Tại nước Anh, lễ đăng cơ vẫn tồn tại như sự kiện giúp hợp pháp hóa vị vua hoặc hoàng hậu trong mắt công chúng", bà Hunt cho biết.

Buổi lễ đăng quang của Vua Charles III sẽ được tổ chức tại Tu viện Westminster. Ảnh: Westminster Abbey.
le dang quang o Anh anh 1
le dang quang o Anh anh 1

Buổi lễ đăng quang của Vua Charles III sẽ được tổ chức tại Tu viện Westminster. Ảnh: Westminster Abbey.

"Ngoài ra, về bản chất, sự kiện này cũng giống như một thời khắc chuyển đổi mang tính linh thiêng. Mặc dù vị quân chủ mới lên ngôi ngay khi người tiền nhiệm qua đời, ngôn ngữ trong các lễ đăng cơ kể từ thế kỷ XIV vẫn nhấn mạnh người giữ ngôi vua hoặc hoàng hậu sẽ thay đổi tại sự kiện này", bà bổ sung.

Chuyện gì sẽ xảy ra tại lễ đăng quang?

Lễ đăng cơ là sự kiện tôn giáo trang trọng với nhiều nghi lễ khác nhau. Vua Charles sẽ tuyên thệ giữ gìn và bảo vệ luật pháp và Giáo hội Anh.

Ngồi trên Ghế Đăng cơ, hay còn được gọi là ghế của Vua Edward, và giữ Viên đá Định mệnh, Vua Charles sẽ được Tổng giám mục Canterbury - người đứng đầu Giáo hội Anh trên toàn cầu - phong ngôi vua bằng dầu cùng nước thánh được ban phước tại thành phố Jerusalem.

Đây là tâm điểm của buổi lễ và thể hiện sự đồng tình của Thượng đế đối với người đứng đầu mới của nền quân chủ Anh.

"Tại buổi lễ tôn giáo, tâm trí của bạn có thể dễ dàng bị những từ ngữ được nói cuốn đi. Tuy nhiên, hãy tập trung vào những gì được nói và sự kiện này và ở thời điểm Charles được phong ngôi vua. Đây là những chi tiết rất đặc biệt, có truyền thống lâu đời và có ý nghĩa lớn", bà Hunt chia sẻ.

le dang quang o Anh anh 2

Ngoài Vua Charles, bà Camilla cũng sẽ được phong ngôi vị hoàng hậu Anh trong một nghi lễ nhỏ hơn. Ảnh: Reuters.

Vua Charles cũng được ban một quả cầu bằng vàng được trang trí công phu, quyền trượng, gươm và một chiếc nhẫn. Những đồ vật này là các thành phần của Bộ trang sức Hoàng gia, thể hiện quyền lực, trách nhiệm của người đứng đầu nền quân chủ Anh cũng như uy quyền của Thượng đế.

Tổng giám mục sau đó sẽ đặt chiếc vương miện thánh Edwards, được dùng trong các buổi lễ quan trọng suốt 35 năm qua, lên đầu Vua Charles. Vua Charles sẽ không phải người duy nhất lên ngôi trong buổi lễ này. Vợ của ông, bà Camilla cũng sẽ trải qua một nghi lễ nhỏ hơn để được phong ngôi vị nữ hoàng.

Vua Charles sau đó sẽ rời Tu viện Westminster với một chiếc vương miện khác trên đầu, được gọi là Vương miện Nhà nước Hoàng gia.

Bản sắc Liên minh châu Âu

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Bản sắc cộng đồng của liên minh Châu Âu những vấn đề lý luận và thực tiễn". Cuốn sách tập trung nghiên cứu bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát triển của EU nhằm làm rõ khái niệm bản sắc cộng đồng mới, bản sắc khu vực và đánh giá thực tế vai trò của một bản sắc chung trong tiến trình hội nhập khu vực ở châu Âu.

Bài liên quan

Quan doi My thoi Trump 2.0 hinh anh

Quân đội Mỹ thời Trump 2.0

0

Một trong những hành động đầu tiên của chính quyền Trump là dỡ bỏ bức chân dung Tướng Mark A. Milley, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, khỏi hành lang Lầu Năm Góc.

An Bình

Bạn có thể quan tâm