Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tác phẩm đầy chất thơ của họa sĩ hàng đầu Xưởng phim Hoạt hình

Cuốn sách “Họa sĩ Mai Long - Những bức tranh như những bài thơ” giúp hình dung nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp, những quan niệm, dấu ấn nghệ thuật của họa sĩ tài hoa.

Họa sĩ Mai Long (1930), là một trong số 21 học viên khóa Mĩ thuật Kháng chiến do danh họa Tô Ngọc Vân đào tạo. Hòa bình lập lại, ông tiếp tục theo học tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, ông đã tham gia vẽ cho bộ phim hoạt họa Đêm trăng rằm, sau đó, ông trở thành họa sĩ chính thực hiện bộ phim hoạt hình màu đầu tiên của Việt Nam: Bài ca trên vách núi.

Sach ve su nghiep cua hoa si Mai Long anh 1
Sách Họa sĩ Mai Long - Những bức tranh như những bài thơ.

Ông làm họa sĩ chính cho rất nhiều bộ phim, với nhiều thể loại từ dân gian, truyền thuyết, cổ tích, thần thoại như: Chuyện ông Gióng (đạo diễn Ngô Mạnh Lân), Kặm Phạ - Nàng Ngà (đạo diễn Hoàng Sùng), Sơn Tinh và Thủy Tinh (đạo diễn Trương Qua), Âu Cơ - Lạc Long Quân (đồng biên kịch với Trần Ngọc Thanh, đồng đạo diễn với Nghiêm Dung)… Hầu hết bộ phim ấy đều đoạt giải thưởng cao tại các kỳ liên hoan phim trong nước và quốc tế

Mai Long dần khẳng định và trở thành một trong số ít họa sĩ hàng đầu của phim hoạt họa. Trong suốt sự nghiệp của mình, họa sĩ Mai Long luôn theo đuổi cái đẹp, chất thơ, chất lãng mạn và sự tưởng tượng như lý tưởng nghệ thuật.

Sử dụng nhiều chất liệu như phấn màu, sơn dầu, sơn mài, lụa, nhưng ông đứng vững trong làng tranh lụa. Các bức tranh lụa của ông vẽ Kim Trọng, Thúy Kiều đang gảy đàn, hình ảnh những cô gái bình dị trong lao động, phong cảnh buổi sáng sương mù, buổi chiều nắng bảng lảng trên núi, hay phố cổ trong màn mưa...

Sach ve su nghiep cua hoa si Mai Long anh 2
Tác phẩm của họa sĩ Mai Long. 

Không chỉ nổi tiếng ở mảng phim hoạt họa, tranh lụa, họa sĩ Mai Long còn được biết tới với những tác phẩm đồ họa sách báo. Ông gặt hái nhiều thành công khi minh họa truyện tranh dân gian lịch sử. Từ những năm 1970, khi kỹ thuật in ấn minh họa của Việt Nam chưa cao, các cuốn sách do Mai Long vẽ như Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh được các tổ Thụy Điển, người Việt tại Pháp chọn in màu như quà tặng bạn đọc thiếu nhi Việt Nam.

Nhà phê bình nghệ thuật Ekaterina Chelaeva (Nga) viết: “… Dưới con mắt họa sĩ Mai Long, mọi cái đều có vẻ đẹp riêng, một vẻ đẹp mà những trái tim băng giá không bao giờ cảm nhận được. Những sáng tác của ông là sự kết hợp giữa truyền thống phương Đông sâu sắc và tính hiện đại của một nghệ thuật điêu luyện, độc đáo, với bút pháp hết sức trữ tình và phóng khoáng. Vẻ đẹp của thế giới xung quanh và tình yêu của Mai Long đối với thế giới này, đó chính là bản chất nghệ thuật của ông”.

Sach ve su nghiep cua hoa si Mai Long anh 3
Họa sĩ Mai Long. 

Giờ đây, ở tuổi gần 90, họa sĩ Mai Long vẫn miệt mài bên giá vẽ. Cuốn sách Họa sĩ Mai Long - Những bức tranh như những bài thơ sử dụng nhiều tư liệu quý, những tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Mai Long, những phát biểu chia sẻ của chính họa sĩ Mai Long, cũng như ý kiến quan điểm của các nhà phê bình, các họa sĩ trong nước và quốc tế về ông, giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về người họa sĩ tài hoa của nền hội họa Việt Nam.

Chuyện người họa sĩ từng vẽ tiền cho Ngân hàng Quốc gia

Họa sĩ Nguyễn Bích đã sống trọn cuộc đời với tình yêu hội họa. Với cây cọ và niềm đam mê, ông đã lưu giữ được những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc trên trang giấy nhỏ.



Tần Tần

Bạn có thể quan tâm