Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tác phẩm bổ sung thông tin về anh hùng Lý Tự Trọng

“Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” là lời tuyên bố đanh thép của anh hùng Lý Tự Trọng trước tòa án thực dân.

Tác phẩm "Chân dung anh hùng Lý Tự Trọng qua những tư liệu lịch sử". Ảnh: Khán Thư.

Tiến tới kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 110 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM vừa ấn hành tác phẩm Chân dung anh hùng Lý Tự Trọng qua những tư liệu lịch sử của tác giả Dương Trọng Phúc.

Với lợi thế nhiều năm tham gia công tác Đoàn, hiện là Phó hiệu trưởng trường Đoàn Lý Tự Trọng của Thành Đoàn TP.HCM, cùng lòng ngưỡng mộ về người anh hùng, đoàn viên đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, và mong muốn phục dựng đầy đủ chân dung người anh hùng, tác giả Dương Trọng Phúc đã dành nhiều tâm sức để hoàn thành tác phẩm này.

Trong "Lời mở đầu", tác giả chia sẻ đã "chọn ra 17 vấn đề liên quan đến anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng (con số này cũng chính là số tuổi của đồng chí Lý Tự Trọng khi bị thực dân Pháp xử tử) để kiến giải, minh chứng thông qua nguồn tài liệu lưu trữ, báo chí, hồi ký nhằm làm rõ thông tin liên quan đến anh hùng Lý Tự Trọng".

Ở tác phẩm Chân dung anh hùng Lý Tự Trọng qua những tư liệu lịch sử, tiểu sử, hoạt động cách mạng của Lý Tự Trọng được phục dựng với nguồn tài liệu báo chí, hồi ký, lưu trữ... phong phú. Bởi vậy, quê quán, gia đình cùng quá trình học tập của người anh hùng tuổi trẻ đã được phục dựng tương đối đầy đủ.

Những hoạt động cách mạng của Lý Tự Trọng trước khi bị thực dân Pháp bắt được trình bày kỹ lưỡng có sự đối sánh tài liệu để từ đó, đính chính những sự sai khác, thiếu thống nhất của một số tác phẩm liên quan trước đó.

Đơn cử, thời gian về nước hoạt động của Lý Tự Trọng, có sách viết giữa năm 1929, có sách viết cuối năm 1929, lại có sách viết mùa thu năm 1929. Trên cơ sở đánh giá, liên kết, đối sánh tài liệu, tác giả khẳng định "thời gian về nước chỉ có thể dao động từ tháng 5/1929 đến muộn nhất là giữa tháng 9/1929".

Một lưy ý quan trọng nữa được thực hiện trong tác phẩm này, chính là thời gian hy sinh của Lý Tự Trọng. Căn cứ vào dữ liệu của báo chí đương thời như Thực nghiệp dân báo, Hà Thành ngọ báo, Phụ nữ Tân văn... và phát hiện sự sai khác của một số ghi chép về sau trong việc đối chiếu ngày tháng, tác giả cho rằng "có căn cứ nhận định thời gian thực dân Pháp xử tử đồng chí Lý Tự Trọng là sáng thứ sáu, ngày 20/11/1931 (ngày 11 tháng 10 năm Tân Mùi). Còn về thời gian, có khả năng dao động từ 5 giờ đến 6 giờ sáng".

Phần cuối tác phẩm, "Biên niên sự nghiệp cách mạng của Lý Tự Trọng" được tác giả xác lập giúp độc giả hình dung khái quát cuộc đời của người anh hùng tuổi 17.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho ZNews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. ZNews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Phác họa cuộc đời, sự nghiệp của người cộng sản Nguyễn Đức Cảnh

Truyện ký "Nguyễn Đức Cảnh" của tác giả Nghiêm Đa Văn được ra mắt nhân dịp kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023).

Thông điệp gửi thế hệ trẻ

Tại lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tại TP.HCM, Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt đã có bài phát biểu với thế hệ trẻ thành phố.

Khán Thư

Bạn có thể quan tâm