Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Súng bắn tỉa 50 năm giữ ngôi vương trong quân đội Nga

Dragunov là khẩu súng trường huyền thoại do quân đội Liên Xô, sau này là Nga, phát triển và sử dụng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Súng trường bắn tỉa Dragunov còn có tên khác là SVD-63, chính thức góp mặt trong biên chế quân đội Liên Xô kể từ năm 1963. Ngày nay, nó vẫn được Nga, quốc gia kế thừa phần lớn các thành tựu quân sự của Liên bang Xô viết, và nhiều quốc gia khác sử dụng. Dragunov là khẩu súng bắn tỉa bán tự động sử dụng loại đạn kích thước 7,62 x 54 mm.
Súng trường bắn tỉa Dragunov còn có tên khác là SVD-63, chính thức góp mặt trong biên chế quân đội Liên Xô kể từ năm 1963. Ngày nay, nó vẫn được Nga, quốc gia kế thừa phần lớn các thành tựu quân sự của Liên bang Xô viết, và nhiều quốc gia khác sử dụng. Dragunov là khẩu súng bắn tỉa bán tự động sử dụng loại đạn kích thước 7,62 x 54 mm.

Khẩu Dragunov ngày nay được chọn từ mẫu thiết kế của Yevgeny Dragunov trong cuộc thi chế tạo súng trường bắn tỉa cho quân đội Liên Xô. Nó nhận được sự quan tâm của giới chức quân sự nhờ khả năng hoạt động tốt trong các môi trường khác nhau. Lô súng Dragunov đầu tiên được bàn giao cho quân đội Liên Xô gồm 200 khẩu, được sản xuất từ nhà máy chế tạo vũ khí lừng danh Izhmash.

Dragunov được thiết kế như một loại súng trường để phổ dụng cho tất cả các đơn vị trong quân đội Liên Xô và các nước thuộc khối Warszawa. Chính vì thế, khẩu súng có cơ chế bắn bán tự động cho phép nó bắn liên thanh vào một mục tiêu. Trọng lượng nhẹ giúp binh sĩ dễ dàng sử dụng Dragunov trên chiến trường thay vì hoạt động bí mật như các khẩu súng bắn tỉa khác.

Một khẩu Dragunov nặng khoảng 4,3 kg sau khi lắp kính ngắm nhưng chưa lắp băng đạn. Các phiên bản sau của súng nặng từ 4,4 kg tới 5,02 kg. Phiên bản tiêu chuẩn của nó dài 1,22 m với nòng súng dài 0,62 m. Tầm bắn xa nhất của súng đạt 1.300 m với ống ngắm và 1.200 m với thước ngắm cơ khí. Hộp đạn của nó có 10 viên.

Súng bắn tỉa cổ lỗ Nga khiến M82 Mỹ 'hổ thẹn'

Dù ra đời từ những năm 1960, súng bắn tỉa SVD Dragunov do Liên Xô sản xuất vừa lập kỷ lục mới khiến súng M82 của Mỹ bị lu mờ.

Thậm chí, Dragunov còn có điểm gắn lưỡi lê giống các khẩu súng trường tấn công của Liên Xô. Người ta sử dụng vật liệu giá rẻ nhưng chất lượng tương đương để chế tạo súng nhằm mục tiêu sản xuất hàng loạt loại vũ khí này. Trong chiến đấu, xạ thủ tìm ra rất nhiều ưu điểm của súng và lựa chọn những chiến thuật hoàn hảo để khắc phục tối đa nhược điểm và phát huy ưu điểm vượt trội của súng, khiến nó trở thành vũ khí nguy hiểm trên chiến trường.
Khẩu Dragunov cũng là một trong những súng trường bắn tỉa hiếm hoi khi được thiết kế cả rãnh lắp kính ngắm quang học và điểm ruồi, giúp binh sĩ sử dụng trong cận chiến. Ống ngắm quan học của súng được lắp đặt ở vị trí không cản trở tầm mắt xạ thủ nếu họ muốn sử dụng điểm ruồi để hạ mục tiêu.

Ống ngắm quang học phổ dụng dành cho súng Dragunov là PSO-1, dài khoảng 37 cm. Nó có khả năng phóng đại hình ảnh mục tiêu lên 4 lần. Nó cũng có cơ chế điều chỉnh dựa theo khoảng cách tới mục tiêu. Ngoài ra, ống ngắm này còn có thể hoạt động tốt trong điều kiện đêm tối hoặc ánh sáng yếu. Nó giúp xạ thủ có thể hạ mục tiêu ở khoảng cách 1.300 m trở xuống.

Ngoài đạn thông thường, súng Dragunov có thể bắn các loại đạn xuyên giáp, đạn vạch đường hay đạn cháy vào mục tiêu. Nòng súng cũng có thể gắn bộ phận giúp hạn chế tạo ra tia lửa sau khi đạn rời nòng. Nó giúp vị trí ẩn nấp của xạ thủ không bị lộ sau mỗi lần xiết cò.

Trong suốt 50 năm qua, người ta tạo ra rất nhiều biến thể của Dragunov để phù hợp hơn với các điều kiện chiến đấu. Loại vũ khí này cũng được quân đội nhiều quốc gia sử dụng. Trung Quốc được Liên Xô cấp phép chế tạo Dragunov phiên bản nội địa. Chúng là Type 79 và Type 85. Trong khi đó, Iran chế tạo súng này dựa trực tiếp vào mẫu Type 79 của Trung Quốc.

Sức mạnh đáng sợ của súng trường bắn tỉa Mỹ

Barrett M82 là súng trường bắn tỉa uy lực của quân đội Mỹ có khả năng tiêu diệt mục tiêu hiệu quả ở khoảng cách lên tới 1.800 m.

Hành trình gian nan của những tay súng bắn tỉa Mỹ

Áp lực lớn nhất đối với một tay súng bắn tỉa chính là nhìn mục tiêu bị hạ gục bởi viên đạn từ nòng súng của mình. Họ thường phải nghĩ tới số người được cứu hơn những người bị hạ.

Hồng Duy

Ảnh: EnglishRussia

Bạn có thể quan tâm