Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Sức mạnh không giải quyết được tranh chấp Biển Đông'

Cựu thủ tướng Singapore Goh Chok Tong nhận định hành động quân sự hoá của Trung Quốc chỉ làm tình hình xấu đi và các tranh chấp ở Biển Đông không thể giải quyết bằng sức mạnh.

Phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 22 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 30/5, cựu thủ tướng Singapore Goh Chok Tong nhận định tranh chấp sẽ không thể được giải quyết bằng khái niệm "có sức mạnh là có quyền".

Cựu thủ tướng Singapore đề cập đến việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động cải tạo và xây dựng phi pháp trên Biển Đông như xây đường băng, cảng biển, triển khai khí tài quân sự và cảnh báo "kết quả cuối cùng có thể là một Biển Đông được quân sự hoá hơn nữa".

tinh hinh Bien Dong anh 1

Cựu thủ tướng Singapore Goh Chok Tong phát biểu tại hội nghị ngày 30/5 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Nikkei Asian Review 


Trong bài phát biểu, ông nhận định sự nổi lên của Trung Quốc đang tác động đến cán cân quyền lực châu Á và điều này thể hiện rõ hơn hết trên Biển Đông, nơi đại diện cho những điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc và Mỹ. 

Ông Goh cho rằng Mỹ vẫn sẽ là nước có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu trong tương lai. Tuy nhiên, Trung Quốc đang dần tạo được sự ảnh hưởng, bằng chứng là nhiều nước châu Á đều coi Bắc Kinh là đối tác kinh tế lớn nhất hoặc lớn thứ hai.

"Sự cạnh tranh giữa có các nước lớn là điều khó tránh khỏi, nhưng không nước nào lựa chọn đứng về phía Mỹ hoặc Trung Quốc", Nikkei Asian Review dẫn lời ông nói.

Trong khi nói rằng sự ổn định của khu vực âu Á sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc, ông Goh khẳng định "khu vực này đủ lớn để các nước chung sống cách hòa bình và giải quyết các vấn đề trên tinh thần xây dựng, không làm gia tăng căng thẳng". Ông đồng thời nhắc lại tầm quan trọng của việc giải quyết quyết các tranh chấp một cách hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, kể cả những vùng gần các nước láng giềng ở Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Trọng tâm trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là những chiến dịch bồi lấp đảo. Bắc Kinh đang nỗ lực biến những đảo nhỏ, bãi đá và các thực thể khác trên biển thành cơ sở quân sự.

'Bồi lấp Biển Đông đe dọa nghiêm trọng hòa bình khu vực'

Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu tại Hội nghị G7 mở rộng diễn ra ở Ise-Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản, hôm nay.

Lầu Năm Góc: Trung Quốc xây tường cô lập với thế giới

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho rằng Trung Quốc có thể dựng bức tường thành cô lập khi thực hiện các hành động mở rộng quân sự ở Biển Đông và tấn công mạng công ty Mỹ.


Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm