Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sức mạnh của tên lửa đạn đạo từng khiến Liên Xô lo ngại

Với công nghệ dẫn hướng tinh vi bằng radar chủ động, MGM-31 Pershing II, tên lửa đạn đạo tầm trung của Mỹ, từng khiến Liên Xô lo lắng trong Chiến tranh Lạnh.

a
Các chuyên gia quân sự thế giới đánh giá Pershing II là một trong những tên lửa đạn đạo tầm trung đáng sợ nhất thế giới những năm Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Wikipedia

Theo Missilethreat, việc Liên Xô triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung di động RSD-10 Pioneer với tầm bắn 4.300 km vào năm 1976 đã tạo nên mối đe dọa lớn cho NATO, bởi nó khiến năng lực răn đe hạt nhân của NATO “tuột dốc không phanh”. Trước tình thế đó, Mỹ phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung MGM-31 Pershing II để cân bằng sức mạnh.

MGM-31 Pershing II là một loại tên lửa đạn đạo tầm trung di động. Người ta phát triển nó từ tên lửa Pershing I. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn hai giai đoạn, có cấu tạo tương tự Pershing I nhưng sử dụng động cơ mới mạnh mẽ hơn.

Vụ bắn nhầm của hải quân hiện đại nhất thế giới

Hệ thống chiến đấu tối tân Aegis của Hải quân Mỹ từng nhầm một phi cơ hành khách là máy bay chiến đấu, gây nên thảm kịch khiến 290 người thiệt mạng vào năm 1988.

Hệ thống động lực mới, với công nghệ kiểm soát vector lực đẩy, cho phép tên lửa linh hoạt, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Pershing II mang đầu đạn hạt nhân thế hệ mới W85. Nó có chiều dài 10,6 mét, đường kính lớn nhất 1,02 mét, trọng lượng phóng 7.400 kg, tầm bắn khoảng 1.770 km.

Liên Xô lo lắng

a
Công nghệ dẫn hướng bằng radar chủ động kỹ thuật số tiên tiến là yếu tố tạo nên sức mạnh đáng sợ của MGM-31. Ảnh: Destruction

Tầm bắn của Pershing II chưa bằng một nửa so với RSD-10 của Liên Xô nhưng sự xuất hiện của nó vẫn khiến Moscow quan ngại bởi công nghệ dẫn hướng cực kỳ tinh vi.

Hệ thống dẫn hướng của MGM-31 Pershing II gần như không có đối thủ. Sau khi khởi động, hệ thống quán tính dẫn hướng tên lửa. Khi đạt độ cao khoảng 300 km, tên lửa sẽ quay trở lại bầu khí quyển trái đất. Lúc này hệ thống dẫn hướng quán tính tiếp tục hướng tên lửa đến mục tiêu.

Khi ở độ cao 15 km, tên lửa sẽ kích hoạt radar chủ động để rà soát khu vực. Đây là một radar dẫn đường kỹ thuật số. Pershing II là tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới sở hữu radar kỹ thuật số tối tân nhất trong thời kỳ đó.

Radar của Pershing II là một dạng radar tương quan khu vực - hay “radar video” - do tập đoàn Goodyear Aerospace chế tạo. Nó truyền sóng vô tuyến vào khu vực mục tiêu rồi mã hóa dữ liệu thành 2 bit điểm ảnh. Bộ vi xử lý so sánh hình ảnh do radar nhận với dữ liệu mà máy tính nạp vào tên lửa trước khi phóng để dẫn đường.

a
MGM-31 không còn tồn tại trong biên chế quân đội Mỹ theo Hiệp ước INF, nhưng nó vẫn là một trong những đỉnh cao của công nghệ tên lửa thế giới. Ảnh: Wikipedia

Quá trình so sánh diễn ra liên tục đến khi tên lửa lao trúng đích. Công nghệ dẫn hướng tinh vi cho phép Pershing II bay trúng mục tiêu với sai số chỉ khoảng 30 mét. Trong trường hợp hệ thống dẫn hướng radar không hoạt động, tên lửa vẫn có thể đến đích nhờ hệ thống dẫn hướng quán tính, nhưng độ chính xác không cao.

Năm 1983,  Mỹ triển khai 108 tên lửa Pershing II tại Tây Đức nhằm chấm dứt thế thượng phong của RSD-10. Pershing II chỉ cần 10 phút để tấn công Moscow. Với độ chính xác cao, nó có thể ngăn chặn khả năng triển khai tên lửa của lực lượng răn đe hạt nhân Liên Xô.

Việc Mỹ bố trí tên lửa Pershing II tại Tây Đức khiến Liên Xô mất lợi thế về năng lực răn đe hạt nhân. Pershing II và RSD-10 trở thành chủ đề “nóng” trong các cuộc đàm phán Mỹ-Xô những năm 1980.

Cuối cùng cả đôi bên buộc phải nhượng bộ lẫn nhau bằng Hiệp ước Giảm tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung INF mà họ ký vào năm 1988. Mỹ và Liên Xô ngừng sử dụng tên lửa Pershing II và RSD-10 theo nội dung của hiệp ước.

Khoảnh khắc tên lửa đáng sợ nhất thế giới rời bệ phóng

BrahMos là tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới với tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh, tầm bắn 300 km và gần như không thể đánh chặn.

'Mỹ không thể ngăn chặn tên lửa hạt nhân Nga'

Quan chức cấp cao Nga nói hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không đủ khả năng ngăn chặn vũ khí hạt nhân Nga nếu Moscow quyết định khai hỏa hệ thống tên lửa chiến lược.

 

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm