Kế hoạch thi công, sửa chữa khe co giãn cầu Phú Mỹ chia làm 3 giai đoạn với kinh phí khoảng 21 tỷ đồng.
Trong giai đoạn đầu, từ 2/7 đến 2/8, cầu được thi công phía ngoài cùng bên trái, các loại ôtô lớn đi làn giữa; ôtô con và các loại xe 2-3 bánh chạy làn trong cùng bên phải (phía lan can cầu).
Giai đoạn 2, từ 3/8 đến 3/9, cầu thi công ở làn giữa, làn ngoài cùng bên trái cầu dành cho ôtô lớn; ôtô con và các loại xe 2-3 bánh đi làn trong cùng bên phải (phía lan can cầu).
Giai đoạn 3, từ 4/9 đến 4/10, phần thi công chuyển sang làn trong cùng bên phải, ôtô con và xe 2-3 bánh đi ở làn giữa; làn ngoài cùng bên trái dành cho các loại ôtô.
Xe lưu thông từ hướng TP Thủ Đức đi quận 7 đi bình thường như hiện nay.
Vị trí khe co giãn trụ Pier 7 trên cầu Phú Mỹ bị hư hỏng. Ảnh: Thư Trần. |
Trước đó, hai khe co giãn trên cầu Phú Mỹ bị hư hỏng từ hồi tháng 7/2020, được nhà đầu tư dùng các tấm thép chắn tạm. Hai khe hư hỏng nằm cách nhau khoảng 100 m (hướng từ quận 7 đi quận 2). Mỗi khe đều có thanh sắt bị gãy, hư hỏng khiến bụi đất rơi xuống mũ trụ cầu (bản đế đỡ dầm cầu).
Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất TP.HCM (6 làn xe) bắc qua sông Sài Gòn, nối TP Thủ Đức và quận 7, thuộc đường vành đai ngoài của TP.HCM. Cầu khởi công năm 2005, vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, khánh thành vào dịp Quốc khánh năm 2009.
Vị trí rào chắn để sửa chữa khe co giãn trên cầu Phú Mỹ trong 30 ngày đầu. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM. |
Đoạn rào chắn hạn chế xe từ 3/8 đến 3/9. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM. |
Giai đoạn sửa chữa còn lại từ 4/9 đến 4/10. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM. |