Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự tiến hóa của sách và bước ngoặt văn minh nhân loại

Những cột mốc phát minh trong lịch sử sách có tác động trực tiếp tạo ra bước phát triển của xã hội loài người.

Người tinh khôn xuất hiện khoảng 4 vạn năm trước tuy nhiên phải đến thiên niên kỷ thứ III TCN, khi chữ viết ra đời, nhân loại mới có bước đột phá và phát triển vượt bậc.

Ban đầu sách chỉ được coi là một thiết bị, công cụ để lưu trữ thông tin, sau đó sách trở thành công cụ để truyền tải và thể hiện ý tưởng của loài người. Dù đóng vai trò quan trọng và là đòn bẩy cho sự phát triển xã hội, không phải ai cũng hiểu về lịch sử sách. Tại buổi buổi trò chuyện “Tản mạn về sách và đóng sách” tại đường sách Nguyễn Văn Bình ngày 6/8, ông Dư Thanh Khiêm - nhà sưu tầm sách, nghệ nhân đóng sách - đã chia sẻ về lược sử sách cùng quá trình phát triển của văn minh nhân loại.

Lich su cua sach anh 1

Nhà sưu tầm sách Dư Thanh Khiêm tại chương trình ở đường sách TP.HCM. Ảnh: Ánh Dương.

Những cuốn sách đầu tiên

Hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người được ra đời cuối thiên niên kỷ III TCN tại vùng Sumer (Lưỡng Hà). Những cuốn sách đầu tiên được viết bằng chữ hình nêm thuộc Triều đại Ur thứ ba trên các tấm đất sét.

Sau thời kỳ sách đất sét là thời kỳ sách cuộn hay các cuộn giấy (scroll) của người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Theo ông Dư Thanh Khiêm, những cuốn sách trục cuộn tròn thời đó dù cải tiến nhiều nhưng vẫn bất tiện ở chỗ khó tra cứu thông tin, cồng kềnh khó mang theo.

Sách cuộn sau đó dần được thay thế bằng sách codex, tổ tiên trực tiếp của sách hiện đại ngày nay. Sách codex mang lại nhiều lợi thế so với sách cuộn do nó nhỏ gọn, chắc chắn, tiết kiệm không gian bằng cách sử dụng cả hai mặt trước và sau (recto và verso). Đặc biệt dễ tham khảo, sách codex cho phép mở một trang bất kỳ và tra cứu ngẫu nhiên, trái ngược với cuộn buộc độc giả đọc một cách tuần tự.

Nhà sưu tầm Dư Thanh Khiêm cho biết lối đóng sách codex do cộng đồng Thiên chúa giáo ở Bắc Phi phát minh, khác với suy nghĩ của nhiều người rằng kỹ thuật này bắt nguồn từ châu Âu. Kỹ thuật đóng sách cổ xưa làm nên những cuốn sách chắc chắn tới cả trăm năm không hỏng.

Những cuốn sách codex cổ mà chúng ta có hiện nay xuất hiện từ thế kỷ thứ IX, đó là những cuốn sách đạo được các linh mục chép trong các tu viện. “Giấy” là da bê, mực gồm màu đỏ của một loại sâu trong rừng, màu xanh của loại đá quý lappiz lappuzzi, màu vàng từ vàng lá dát ra. Sở hữu một cuốn - thường là kinh nhật tụng - không mấy dễ dàng vì giá rất cao và hiếm.

Tiếp đến là những cuốn inunable từ 1450 đến 1500 và hậu incunable. Nếu ban đầu sách đạo chiếm đại đa số những bản in thì dần dần sách về kiến thức phổ thông tăng dần.

Nhu cầu in ấn tăng đến chóng mặt vào giữa thế kỷ thứ XV và tạo ra một bước ngoặt mới trong ngành xuất bản cùng phát minh đột phá trong ngành in của Gutenberg.

Lich su cua sach anh 2

Tranh vẽ Gutenberg (áo đỏ) kiểm tra lại bản in từ máy in do ông phát minh. Ảnh: Sciencephoto.

Bước ngoặt đánh dấu văn minh nhân loại

Phát minh về công nghệ in ép của Johann Gutenberg đã giúp thế giới có thể sản xuất sách với số lượng lớn, rẻ và nhanh chóng. Đây là điều dường như “bất khả thi” thời điểm bấy giờ, tạo ra một bước ngoặt lớn trong ngành xuất bản sách.

Sách ghi lại lịch sử và tri thức nhân loại nhưng để đạt đến bước phát triển đột phá trong xã hội, những tri thức ấy phải được truyền bá rộng rãi. Sách thời trước đắt, hiếm và thường chỉ dành cho giới quý tộc, học giả, tu sĩ nhưng công nghệ in cùng sản xuất hàng loạt đã đem tri thức tới mọi tầng lớp.

Trước Gutenberg, người Trung Quốc cũng đã phát minh ra phương pháp in mộc bản. Với cách làm này, người thợ khắc các nét chữ, hình vẽ lên một tấm gỗ. Phần có chữ sẽ nổi lên cao, phần không chữ được khoét lõm xuống. Khi in, người thợ phủ một lớp mực mỏng trên bề mặt tấm gỗ, sau đó đặt tờ giấy lên và dùng một thanh gỗ đã mài nhẵn gạt nhẹ phía trên tờ giấy.

Tuy nhiên, cách in này không thể dùng để in những cuốn sách dày bởi sẽ cần một đội ngũ thợ khéo tay, lành nghề, tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí. Đối với những quyển sách không thể sao chép bằng kỹ thuật in mộc bản, người ta sẽ chép tay chúng cẩn thận. Cả hai cách làm nói trên đều tốn rất nhiều công sức.

Điều khiến Gutenberg trở nên khác biệt so với phương pháp in mộc bản của châu Á đó là việc ông dùng khuôn đồng thay cho khuôn gỗ và sáng tạo ra loại mực riêng của mình. Sau khi thay đổi chất liệu ông sáng chế thành công một cỗ máy có thể cơ khí hóa việc chuyển mực in từ chữ rời kim loại sang giấy. Gutenberg đã phát triển một máy in hoàn toàn phù hợp cho việc in ấn, mang lại hiệu quả hơn nhiều so với khi thực hiện công việc bằng tay như trước đó.

Lần đầu tiên trong lịch sử, sách có thể được sản xuất hàng loạt, với chi phí chỉ bằng một phần rất nhỏ so với các phương pháp in thông thường. Cùng sự phát minh ra in ấn, ngành sách theo đà phát triển, kiến thức được truyền bá khắp thế giới, tới mọi tầng lớp. Nó đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng tri thức vào thời điểm đó.

Cuối những năm 1990 tới nay, sách điện tử ra đời đánh dấu một bước ngoặt mới. Các thiết bị đọc điện tử có thể chứa sách tương đương cả một thư viện.

Nhiều người tin rằng khi sách điện tử được phát triển hơn nữa, chúng sẽ thách thức sự tồn tại của sách giấy. Tuy nhiên cũng nhiều ý kiến cho rằng sách giấy vẫn sẽ luôn giữ vững giá trị của nó, là một phát minh văn hoá vĩ đại không thể lụi tàn.

Nhiều giải pháp chống in lậu

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết để đảm bảo công tác phòng, chống in lậu, mỗi doanh nghiệp phải luôn có ý thức và thực hiện quyết liệt vấn đề này.

Dao song va dao nghe phai hoa quyen voi nhau hinh anh

Đạo sống và đạo nghề phải hòa quyện với nhau

0

Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Nếu “đạo sống” và “đạo nghề” của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm