Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự ngộ nhận của Elon Musk

Elon Musk đã mắc nhiều sai lầm khi điều hành Twitter, trong đó sai lầm lớn nhất là ngộ nhận rằng “đứa con” mới của ông cũng giống như một công ty công nghệ.

Việc tỷ phú Elon Musk có thực sự muốn thay đổi Twitter hay không vẫn là một ẩn số, nhưng trong gần hai tháng nắm quyền điều hành, ông đã thể hiện rõ tham vọng này.

Tuy nhiên, vị tỷ phú lại tập trung nỗ lực nhiều nhất vào thứ người dùng ít quan tâm nhất: Những dòng code (ngôn ngữ lập trình để giao tiếp với máy tính).

Theo Washington Post, những dãy số và lệnh trong ngôn ngữ lập trình không phải lúc nào cũng phản ánh cách hệ thống hoạt động trong thế giới thực. Người dùng cũng không thể hiểu những chính sách và nguyên tắc mà các kỹ sư đang cố gắng áp dụng thông qua dữ liệu này.

Do đó, cây bút Molly Roberts của Washington Post cho rằng tỷ phú Musk đã coi Twitter giống như một công ty công nghệ mà quên mất yếu tố quan trọng hơn cả đối với một nền tảng truyền thông xã hội, đó là con người.

Hành động lập dị?

Sau khi nắm quyền điều hành Twitter, ông Musk yêu cầu nhân viên in toàn bộ code trong 30-60 ngày gần nhất của họ ra giấy. Tiếp đó, ông thay đổi quyết định và yêu cầu lập trình viên gửi bản tổng hợp thành quả từ phần mềm của họ trong 6 tháng qua, cùng “10 ảnh chụp màn hình những dòng code nổi bật nhất”.

"Sẽ có những cuộc phỏng vấn ngắn, mang tính kỹ thuật để giúp tôi hiểu rõ hơn về tình trạng công nghệ của Twitter hiện nay", ông nói.

Elon Musk anh 1

Tỷ phú Elon Musk vướng nhiều tranh cãi sau khi tiếp quản Twitter. Ảnh: Reuters.

Với những người bình thường và một số nhà lập trình, đây có thể được coi là hành động lập dị. Song động thái này thực sự phù hợp với cách tiếp cận ban đầu của những kỳ lân công nghệ tương lai tại Thung lũng Silicon.

Chẳng hạn, Facebook (Meta) từng cho rằng họ có thể giải quyết những vấn đề lớn bằng các thuật toán, tuyên bố sứ mệnh của họ là “khiến thế giới xích lại gần nhau hơn” và “quản lý thông tin”.

Cuối cùng, các lãnh đạo tập đoàn nhận ra rằng họ vẫn cần ngôn ngữ thực sự, ngoài PHP và Java, để giúp người dùng tương tác với nền tảng. Tuy nhiên, bà Roberts cho rằng họ vẫn tiếp cận nhiệm vụ xây dựng quy tắc từ góc nhìn của một lập trình viên.

“Về cơ bản, ông Musk cũng có tư duy tương tự. Với vị tỷ phú, mọi thứ đều là thuật toán”, bà nhận định.

Ông Musk đã sa thải nhiều nhân viên trong đội ngũ phụ trách các vấn đề an toàn và liêm chính sau khi nắm quyền. Theo Giám đốc Yoel Roth, Twitter đã sa thải 50% nhân viên trong bộ phận này.

Tỷ phú Musk cũng lôi kéo hơn 50 kỹ sư hàng đầu của Tesla vào cuộc tiếp quản, đồng thời tiến cử những kỹ sư “giỏi nhất” đang làm việc trong Twitter - những người có thể chấp nhận nhiệm vụ “khó tính” của ông chủ mới sau khi hàng loạt nhân viên khác từ chức. Song không có thay đổi đáng kể nào trong cách truyền đạt tới người dùng.

Vấn đề con người

Theo bà Robberts, “vấn đề của Twitter không chỉ là những dòng code, mà còn là về con người”.

“Thuật toán quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn nhiều là chúng ta quyết định mình muốn thuật toán thực hiện điều gì, cũng như cách chúng ta cư xử”, bà viết. “Lập trình không quan trọng bằng việc hoạch định chính sách”.

Rõ ràng động thái của người dùng Twitter trong những tháng gần đây đã chứng minh điều này. Bà Robberts viện dẫn nhiều người dùng rời Twitter không phải vì không thích giao diện của nền tảng này hay những bài đăng hiển thị không phù hợp với nhu cầu của họ, mà là vì chuỗi hành động gây tranh cãi của người điều hành.

Elon Musk anh 2

Một tuần sau khi tỷ phú Elon Musk mua lại Twitter, nền tảng này đã mất hơn 1,3 triệu người dùng. Ảnh: AP.

Ngay sau khi tiếp quản Twitter, tỷ phú Elon Musk lập tức đưa ra những thay đổi lớn. Theo Washington Post, Giám đốc điều hành Twitter Parag Agarwal, Giám đốc tài chính Ned Segal, Giám đốc pháp chế và chính sách Vijaya Gadde, và luật sư cấp cao Sean Edgett đều bị sa thải.

Gần đây, ông cũng đình chỉ tài khoản của một số nhà báo từ New York Times, Washington Post, CNN và nhiều hãng tin khác. Đến ngày 18/12, Twitter thậm chí công bố chính sách ngăn người dùng chia sẻ liên kết và tên tài khoản từ các nền tảng xã hội khác như Instagram, Facebook và Mastodon, khiến nhiều người quay lưng.

Bà Roberts nhấn mạnh mối quan hệ giữa Twitter và người dùng là mối quan hệ hai chiều. “Người dùng là trách nhiệm lớn nhất của Twitter, nhưng cũng là kho báu lớn nhất. Nếu người dùng rời đi, giá trị (của nền tảng) cũng không còn”, bà nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Bot Sentinel - công ty chuyên theo dõi hành vi trên Twitter - một tuần sau khi tỷ phú Elon Musk mua lại Twitter, nền tảng này đã mất hơn 1,3 triệu người dùng. Họ cho biết “khoảng 877.000 tài khoản đã ngừng hoạt động và hơn 497.000 tài khoản khác bị đình chỉ trong khoảng thời gian 27/10-1/11”, USA Today đưa tin.

Bà Robberts cho rằng sau tuyên bố từ chức, “ông Musk đã bỏ lỡ cơ hội”. “Vị tỷ phú cần nhận ra những gì mình đang điều hành không phải là một công ty công nghệ mà là một công ty hướng tới con người”, bà kết luận.

Cuộc đời tỷ phú Elon Musk

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách Elon Musk: Tesla, SpaceX và sứ mệnh tìm kiếm một tương lai ngoài sức tưởng tượng. Đây là cuốn tiểu sử kể về hành trình của tỷ phú Musk: Lớn lên trong gia đình không hạnh phúc tại Nam Phi, di cư tới Canada, khởi nghiệp bằng nghề làm sạch nồi hơi trước khi làm nên sự nghiệp tại Mỹ.

Elon Musk tuyên bố sẽ từ chức CEO Twitter

Tỷ phú Elon Musk ngày 20/12 cho biết ông sẽ từ chức giám đốc điều hành Twitter sau khi tìm được người thay thế.

CNBC: Elon Musk rục rịch tìm CEO mới cho Twitter

Nhiều nguồn tin cho biết tỷ phú Elon Musk đã rục rịch tìm nhà lãnh đạo mới cho Twitter trước cả khi ông tạo khảo sát về việc từ chức trên mạng xã hội, theo CNBC.

Hải Linh

Bạn có thể quan tâm