Tiêm kích đa năng Su-35 của Nga có lợi thế về tầm bay, tải trọng vũ khí trong khi F-22 của Mỹ nắm ưu thế về tàng hình, hệ thống điện tử.
|
Không quân Nga thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận thế giới với chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria từ tháng 9/2015 đến tháng 3 năm nay. Trong thời gian hoạt động tại Syria, 4 tiêm kích Su-35 hiện đại nhất của Nga thường xuyên thực hiện các phi vụ cách chỉ vài dặm so với tiêm kích tàng hình F-22 Raptor tối tân của Mỹ.
Business Insider đã đưa ra những so sánh thú vị về 2 chiến đấu cơ hàng đầu thế giới. Ảnh: Sputnik |
|
Thông số kỹ thuật: Tiêm kích F-22 Raptor có chiều dài 18,9 m, sải cánh 13,56 m, cao 5,8 m, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn. 2 động cơ phản lực kiểm soát vector lực đẩy hai chiều F119-PW-100, tốc độ tối đa 1.960 km/h, tầm bay 2.960 km với 2 thùng nhiên liệu phụ. Ảnh: USAF |
|
Tiêm kích Su-35 Flanker E có chiều dài 21,9 m, sải cánh 15,3 m, cao 5,9 m, trọng lượng cất cánh tối đa 34,5 tấn. Hai động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều 117S, tốc độ tối đa 2.390 km/h, phạm vi 3.600 km. Ảnh: Reuters |
|
Khả năng cơ động: Tương tự các phiên bản của dòng Flanker, Su-35 nổi tiếng thế giới với động tác cơ động "rắn hổ mang" (Cobra Pugachev) do phi công
Viktor Pugachev
thực hiện vào năm 1989. Bên cạnh đó, Su-35 còn được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều giúp phi cơ thực hiện những động tác siêu cơ động ở phạm vi hẹp. Ảnh: Wikipedia |
|
F-22 cũng được trang bị động cơ kiểm soát vector nhưng vòi phun chỉ có thể di chuyển theo chiều lên xuống trong khoảng
±20 độ
. Mặt khác, thiết kế khí động học của F-22 được tối ưu hóa cho tính năng tàng hình nên khả năng cơ động kém hơn so với Su-35, Business Insider nhận định. Ảnh: Flickr |
|
Tác chiến điện tử: Raptor được trang bị cảm biến cảnh báo radar, tên lửa và hệ thống phóng mồi bẫy pháo sáng để đánh lừa tên lửa dẫn đường hồng ngoại của đối phương. Hệ thống gây nhiễu radar và tên lửa dẫn đường bằng sóng vô tuyến. Ảnh: USAF |
|
Flanker-E cũng được trang bị cảm biến cảnh báo radar, tên lửa và hệ thống mồi bẫy pháo sáng. Ngoài ra, Su-35 còn có thể lắp thêm thiết bị tác chiến điện tử gắn ngoài. Về lĩnh vực này, Business Insider nhận định 2 chiến đấu cơ tương đương nhau. Ảnh: National Review |
|
Hỏa lực: Flanker-E có 12 điểm treo vũ khí dưới cánh với tổng tải trọng 8 tấn. Bao gồm, tên lửa không đối không, đối đất, đối hải, bom rơi tự do, bom thông minh. Ảnh: TASS |
|
Về hỏa lực, Raptor có một khoang vũ khí chính dưới bụng có thể chứa 6 tên lửa tầm trung, 2 khoang nhỏ bên hông có thể mang theo 1 tên lửa hồng ngoại mỗi khoang. Su-35 nắm ưu thế về hỏa lực so với F-22. Ảnh: Flight Global |
|
Tàng hình: F-22 Raptor là tiêm kích tàng hình duy nhất đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu nên về khía cạnh này, Raptor nắm ưu thế nhiều hơn so với Su-35. Ảnh: USAF |
|
Diện tích phản hồi radar (RCS) của Su-35 khoảng 1-3 m2, RCS của F-22 khoảng 0,0001 m2. Tuy nhiên, Su-35 vẫn có thể phát hiện F-22 nhờ hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại (IRST). Ảnh: Gizmag |
|
Nhận định:
Su-35 và F-22 đều là những chiến đấu cơ độc đáo theo những cách riêng. Su-35 mang nhiều tên lửa, bay xa và chi phí thấp hơn. Tiêm kích này được chế tạo theo mô hình trước đó của tập đoàn Sukhoi đã chứng minh sự thành công trong không chiến truyền thống. Ảnh: Russian Planes
|
|
Trong khi đó, F-22 Raptor được thiết kế để không phải tham gia vào không chiến truyền thống. Trận đánh xảy ra khi 2 máy bay nhìn thấy nhau dường như ủng hộ chiến đấu cơ của Nga. Do đó, Raptor sẽ sử dụng tính năng tàng hình để kết liễu đối phương từ xa. Ảnh: USAF |
Sức mạnh quân sự Nga Mỹ
Su-35
F-22
tiêm kích
đối đầu