Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Sri Lanka khánh kiệt sau một quyết sách sai trái

Lệnh cấm nhập khẩu và sử dụng phân bón hóa học đột ngột của chính phủ Sri Lanka là một trong những nguyên nhân đẩy đất nước vào tình cảnh mùa màng thất bát và thiếu lương thực.

Sri Lanka tra gia vi sai lam cua chinh phu anh 1

Đi ngang qua Rajanganaya - một huyện nông thôn ở phía bắc Sri Lanka - nơi những bông hoa dâm bụt đỏ rực giữa tán lá xanh tốt - thật khó có thể tưởng tượng khu vực này đang gặp khủng hoảng.

Tuy nhiên, đối với nhiều người đã canh tác trên mảnh đất này từ những năm 1960, năm qua là năm khó khăn nhất trong cuộc đời của họ.

“Nếu mọi thứ cứ tiếp tục như thế này, trong tương lai sẽ rất khó để tìm thấy một nông dân ở Sri Lanka”, Niluka Dilrukshi (34 tuổi), một nông dân trồng lúa, cho biết.

Sri Lanka đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948. Hầu như không một công dân nào của hòn đảo Nam Á này không cảm thấy sự tàn phá của lạm phát và tình trạng thiếu nhiên liệu, thực phẩm cùng thuốc men trong những tuần gần đây.

Đối với những người nông dân, vấn đề của họ bắt đầu vào tháng 4/2021, khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đột ngột cấm phân bón hóa học. Nhà lãnh đạo này đã tháo chạy khỏi Sri Lanka sau các cuộc biểu tình hôm 13/7.

Toàn bộ tác động của chính sách sai lầm nói trên đã khiến người dân trả giá. Mặc dù chính phủ sau đó đã cho phép sử dụng phân hóa học trở lại, giá mặt hàng này tăng chóng mặt.

Sri Lanka tra gia vi sai lam cua chinh phu anh 2

Gia đình anh Niluka Dilrukshi đã chứng kiến ​​sản lượng lúa giảm đến 60% trong vụ thu hoạch vừa qua. Ảnh: Guardian.

Những người nông dân cho biết sinh kế của họ bị đe dọa bởi cách quản lý yếu kém, tham nhũng và chuyên quyền của chính phủ. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Sri Lanka, quốc gia trồng lúa, có thể cạn kiệt lương thực khi thu hoạch giảm và chính phủ không còn đủ khả năng nhập khẩu lương thực.

Hàng hóa trong siêu thị ngày càng khan hiếm hơn, những gì còn bán thì đắt tới mức đa phần người dân không đủ tiền mua.

Giấc mộng nông nghiệp hữu cơ

“Sri Lanka là một đất nước nhiệt đới với những cánh đồng lúa và đồn điền chuối, nhưng vì lệnh cấm phân bón ngu ngốc mà giờ đây chúng tôi thậm chí không có đủ lương thực để nuôi sống mình”, Rajith Keerthi Tennakoon, 52 tuổi, cựu Thống đốc tỉnh miền Nam, cho biết.

“Chúng tôi từng trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng an ninh trong quá khứ nhưng chưa bao giờ trong lịch sử Sri Lanka, chúng tôi lại gặp khủng hoảng lương thực”, ông nói thêm.

Phân bón hóa học là yếu tố cần thiết trong nền nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, chính phủ và các nhà bảo vệ môi trường ngày càng lo ngại ảnh hưởng của chúng khi sử dụng quá mức. Phân bón được cho là nguyên nhân gây ra các vấn đề ô nhiễm nước, trong khi các nhà khoa học phát hiện nguy cơ ung thư ruột già, thận và dạ dày tăng lên do tiếp xúc quá nhiều Nitrat.

Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã trích dẫn những lo ngại về sức khỏe khi chính phủ Sri Lanka ấn định cấm nhập khẩu và sử dụng phân bón hóa học vào tháng 4/2021, một cam kết mà ông đã đưa ra ban đầu trong chiến dịch tranh cử năm 2019.

Hai triệu nông dân tại quốc gia 22 triệu người được yêu cầu chuyển sang sản xuất hữu cơ.

Về mặt lý thuyết, việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ được coi là đáng khen ngợi. Tuy nhiên, cách đưa ra lệnh cấm đột ngột - được áp đặt hầu như chỉ trong một đêm mà không có cảnh báo hay đào tạo trước - cùng những động cơ đáng ngờ đằng sau đó, khiến ngay cả những người ủng hộ nông nghiệp hữu cơ cũng tức giận.

Trước khi lệnh cấm được ban, chính phủ Sri Lanka thậm chí từng có truyền thống trợ cấp nông dân sử dụng phân bón hóa học. Điều này khiến họ phụ thuộc quá nhiều vào loại phân bón này.

Bởi vậy, hầu hết không biết làm thế nào để chuyển đổi sang các phương pháp canh tác hữu cơ, và để phản đối, nhiều người đã từ bỏ việc trồng trọt.

Sri Lanka tra gia vi sai lam cua chinh phu anh 3

Ngày 9/7, hàng nghìn người đã biểu tình vượt và xông vào dinh thự của tổng thống Sri Lanka ở thủ đô Colombo nhằm gây sức ép, yêu cầu nhà lãnh đạo từ chức. Ảnh: Reuters.

Một số người tin rằng chính sách này nhằm tiết kiệm chi phí khi nền kinh tế Sri Lanka gặp khó khăn và giá cả toàn cầu tăng, dự trữ ngoại hối của nước này giảm khoảng 70% vào thời điểm đó. Việc loại phân bón nhập khẩu từ ​​nước ngoài khỏi danh sách mua sắm sẽ giúp ngăn chặn đà trượt giá.

Một số khác còn đặt ra giả thuyết đây là một phần của chương trình nghị sự sau khi chính phủ can thiệp ngày càng nhiều vào đời sống nông dân.

“Không có kế hoạch thích hợp, không được đào tạo hay giáo dục, vì vậy rõ ràng đối với những người nông dân, có một (động cơ) thầm kín ở đây”, Vimukthi de Silva, một nông dân ở Rajanganaya, nói.

“Trước khi có chính sách này, chính phủ đã thất bại khi cố gắng thương mại hóa đất nông nghiệp. Vì vậy, nhiều người trong chúng tôi nghĩ rằng đây là một cách khác để cố gắng khiến nông dân rời bỏ đất đai của họ, hoặc làm suy yếu vị thế của nông dân và cho phép chiếm đất”, ông cho biết.

Dù nguyên nhân là gì thì lệnh cấm này đã để lại hậu quả gần như tức thì. Bất chấp các tuyên bố phương pháp hữu cơ có thể mang tới năng suất tương đương canh tác kiểu bình thường, sản lượng gạo trong nước đã giảm 20% chỉ trong vòng 6 tháng.

“Trước khi có lệnh cấm, đây là một trong những chợ lớn nhất cả nước, với hàng tấn gạo và rau quả”, De Silva nói về khu vực Rajanganaya. “Nhưng sau lệnh cấm, mọi thứ gần như trở thành con số không. Các nhà máy xay xát gạo cho biết không có bất cứ hàng dự trữ nào bởi vì thu hoạch của người dân giảm quá nhiều”.

Lo sợ chết đói

Cả cuộc đời mình, Sarah Dharmasiri, 55 tuổi, đã trồng đậu mười và lúa trên mảnh đất hơn một ha. Sản lượng đủ để nuôi gia đình và mang bán chợ để kiếm thêm thu nhập.

Nhưng không có phân bón hóa học, thu hoạch từ vụ lúa ít đến mức anh thậm chí không có đủ để mang đi bán. Trong khi đó, giá thuốc trừ sâu tăng cao chóng mặt khiến anh buộc phải vay nặng lãi.

Vào cuối vụ thu hoạch cuối cùng, anh đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất và không có cách nào để trả hết. Hiện anh đi làm thuê hàng ngày để trả nợ.

“Tôi không nghĩ mình có thể làm nông dân được nữa”, anh nói. "Chúng tôi còn một số trái cây và rau trong vườn vào thời điểm này nhưng tôi nghĩ trong tương lai, sẽ có lúc chúng tôi chết đói".

Sri Lanka tra gia vi sai lam cua chinh phu anh 4

Một nhà hoạt động hét lên và giơ bánh mì đang cháy khi phản đối chi phí sinh hoạt tăng ở lối vào văn phòng tổng thống tại Colombo, Sri Lanka. Ảnh: AFP.

Một số nông dân cũng nói với Guardian rằng họ hầu như không còn bán những gì trồng được mà thay vào đó, họ giữ lại để đảm bảo gia đình không bị chết đói.

Quyết định này đã dẫn đến sự sụt giảm lượng hàng trên thị trường, đặc biệt hàng hóa ở các khu vực đô thị khan hiếm và liên tục bị đẩy giá cao ngất ngưởng. Sri Lanka, vốn một thời gian dài có thể tự túc lương thực, giờ buộc phải nhập khẩu lượng lúa gạo.

Không chỉ vậy, phương pháp hữu cơ cũng hủy diệt năng suất ở những trang trại chè, mặt hàng xuất khẩu chính mang về khoảng 1,2 tỷ USD/năm cho đất nước.

Tới tháng 11/2021, khi sản lượng chè liên tục sụt giảm, chính quyền đành dỡ bỏ một phần lệnh cấm phân bón với các loại cây trồng xuất khẩu chính, gồm chè, cao su và dừa. Rồi khi biểu tình bùng lên, lạm phát tăng mạnh và đồng rupee Sri Lanka giảm giá không phanh, chính quyền mới chấm dứt hẳn lệnh cấm.

Nhà nước sau đó đề xuất bồi thường cho nông dân khoản tiền mặt trực tiếp tương đương 200 triệu USD và thêm 149 triệu USD trợ cấp nữa cho các nông hộ thua lỗ vì nông nghiệp hữu cơ.

Nhưng tất cả như muối bỏ bể. Các vấn đề càng thêm trầm trọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước, lạm phát toàn cầu và cuộc xung đột ở Ukraine khiến giá nhiên liệu, thuốc trừ sâu và phân bón tăng vọt.

Hạt giống đã tăng giá gấp ba lần, trong khi dầu diesel chạy máy kéo "quý hơn vàng". Một số nông dân đã phải xếp hàng nhiều ngày chỉ để chờ mua nhiên liệu.

“Giọt nước tràn ly” đã dẫn đến cuộc biểu tình ngày 9/7 khiến cả tổng thống và thủ tướng Sri Lanka chấp nhận từ chức.

Vài tháng trước, Atalugama, 49 tuổi, đã mất gần hết vụ chuối vốn phụ thuộc nhiều vào phân bón hóa học. Ông quyết định ngừng trồng loại trái cây này sau khi mất 150.000 rupee.

“Tôi từng vận động cho ông Gota (Rajapaksa), ông ấy nhận được sự ủng hộ rất lớn từ những người nông dân”, Atalugama nói. "Tôi cảm thấy buồn và bị phản bội bởi những gì ông ấy đã làm với chúng tôi".

Người biểu tình nô đùa sau khi xông vào nhà tổng thống Sri Lanka Sau khi Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa tháo chạy khỏi dinh thự ở Colombo, báo địa phương Daily Mirror đăng video cho thấy người biểu tình nô đùa ở bể bơi của tòa nhà.

Cả thế giới dõi theo chuyến bay của tổng thống Sri Lanka bỏ trốn

Ngày 13/7 trên đất nước Sri Lanka được mở đầu với cuộc tháo chạy trong vội vã và lời hứa từ chức chưa trọn vẹn của vị Tổng thống thất sủng Gotabaya Rajapaksa.

Gia tộc Rajapaksa khiến Sri Lanka sa lầy

Nhà Rajapaksa gần như nắm mọi quyền hành tại Sri Lanka, cho đến khi đất nước chìm vào bất ổn và khủng hoảng kinh tế tồi tệ, dẫn đến những rạn nứt trong chính nội bộ gia tộc này.

Đừng ốm ở Sri Lanka

Sri Lanka đang thiếu các mặt hàng cơ bản như nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men. Khủng hoảng y tế trầm trọng tới mức các bác sĩ đang kêu gọi người dân “đừng ốm hay gặp tai nạn”.

Nhung tai xe vo mong voi Uber hinh anh

Những tài xế vỡ mộng với Uber

0

Uber lôi kéo tài xế ở nước đang phát triển với khoản trợ cấp béo bở nhưng sau đó làm suy yếu lợi ích người lao động bằng các chính sách khiến việc chạy xe rủi ro hơn.

Minh An

Theo Guardian, New York Times

Bạn có thể quan tâm