Sóng nhiệt là giai đoạn nhiệt độ cao bất thường so với nhiệt độ dự kiến của một khu vực vào một thời điểm trong năm, theo Met Office, Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh. Sóng nhiệt có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, và là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây tử vong liên quan đến thời tiết, ảnh hưởng đến cả các nước phát triển và đang phát triển.
Mỗi cơ quan khí tượng có các tiêu chuẩn ghi nhận sóng nhiệt khác nhau, nhưng điểm chung là nhiệt độ cao bất thường. Tổ chức Khí tượng Thế giới coi sóng nhiệt là ít nhất 5 ngày liên tục có nhiệt độ tối đa cao hơn nhiệt độ tối đa trung bình 5 độ C.
Met Office ghi nhận sóng nhiệt khi nhiệt độ của một vùng vượt ngưỡng trung bình của vùng đó trong 3 ngày liên tiếp, còn NWS, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ, ghi nhận sóng nhiệt khi "một đợt nóng ẩm bất thường" kéo dài từ 2 ngày trở lên.
Các đợt sóng nhiệt nguy hiểm nhất từ trước đến nay có thể kể đến năm 2010 ở Nga, khi nhiệt độ cao bất thường bao phủ hơn một triệu km vuông và giết chết 55.000 người. Gần đây hơn, một đợt nắng nóng ở Ấn Độ năm 2015 khiến hơn 2.500 người thiệt mạng.
"Những đợt nắng nóng như vậy trông có vẻ ít kịch tính hơn so với các thảm họa thiên nhiên khác như lốc xoáy, bão, lũ lụt, nhưng giết chết nhiều người ở Mỹ hơn tất cả các thảm họa liên quan đến thời tiết khác cộng lại", theo cảnh báo của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA).
Sóng nhiệt xảy ra khi không khí bị mắc kẹt tại một khu vực, thay vì đi vòng quanh thế giới, do đó tích tụ nhiệt và ngày càng nóng lên, theo NOAA.
Thủ phạm gây ra hiện tượng này là các hệ thống áp suất cao ở trên không, đẩy không khí đi xuống và ngăn không khí gần mặt đất bay lên. Sóng nhiệt trở nên nguy hiểm theo thời gian vì lượng không khí "chìm" này hoạt động giống như một cái nắp, giữ không khí ấm gần mặt đất và nếu không có không khí bốc lên, sẽ không có mưa và không có gì để giảm nhiệt cho không khí.
Biến đổi khí hậu đang làm cho sóng nhiệt xảy ra thường xuyên hơn, theo các nghiên cứu của Met Office. Khi nồng độ khí nhà kính tăng lên, các đợt nắng nóng kỷ lục có thể xảy ra mỗi năm một lần trong những năm 2050.
Trong thời gian xảy ra sóng nhiệt, mọi người nên mặc quần áo nhẹ, sáng màu và tránh thực hiện các công việc nặng nhọc ngoài trời, theo cảnh báo của NOAA. Ngoài ra, có thể uống nhiều ước và tránh ăn nhiều thực phẩm giàu protein và thịt do những thực phẩm này có thể làm tăng lượng nhiệt cơ thể tạo ra.
Cơ quan này cũng cảnh báo một trong những môi trường nguy hiểm nhất khi xảy ra sóng nhiệt là trong xe ôtô, do đây là môi trường kín và nóng lên nhanh, không nên ngồi trong một chiếc ôtô và đóng cửa sổ.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.
Máy lạnh cách đây hơn 100 năm trông như thế nào
Giống như nhiều loại máy móc khác, máy lạnh cũng trải qua cả trăm năm phát triển để trở nên hiện đại và nhỏ gọn như ngày nay.
Vì sao TP.HCM nóng 36 độ C, nhưng app thời tiết báo cảm giác như 42 độ
Mức nhiệt độ cảm nhận hiển thị trên các app thời tiết là kết hợp của nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm cao có thể gây cảm giác nóng bức cho dù nhiệt độ chỉ là 30 độ C.
Chuyện gì đang xảy ra với Apple
Theo chuyên gia, sự suy giảm của Apple không chỉ đơn thuần nằm ở tâm lý thị trường, mà là sự kết hợp của hàng loạt yếu tố như định giá cao, AI tụt hậu, tăng trưởng doanh số chậm.