Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Sơn Tùng in zombieland’ - cú lội ngược dòng của quảng cáo ngành dược

Việc Sơn Tùng làm đại sứ quảng cáo cho một nhãn dược phẩm những tưởng không phù hợp, đã mang lại thành công ngoài mong đợi.

Với gần 50 triệu views sau 2 tuần công chiếu, có thể nhận định phim ngắn Sơn Tùng M-TP in zombieland là chiến dịch thành công của nhãn hàng OTiV và Dược phẩm Eco về mức độ lan truyền trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không ít người xem đặt câu hỏi: OTiV liệu có lãng phí, thậm chí sai lầm khi hướng đến đối tượng người trẻ, khi sản phẩm của nhãn vốn đã nằm trong “top of mind” của người lớn tuổi?

Ông Hồ Đoàn Quốc Bảo - Giám đốc Marketing Công ty CP Dược phẩm ECO - đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm OTiV, đã có những chia sẻ thú vị với Zing.vn về câu chuyện này.

Duoc pham Eco anh 1
Ông Hồ Đoàn Quốc Bảo - Giám Đốc Marketing công ty Eco.

- Hầu hết nhãn hàng dược, đặc biệt là sản phẩm chăm sóc trí não thường gắn liền với hình ảnh người lớn tuổi, chín chắn. OTiV cũng ở trong định vị này. Vậy, việc bắt tay cùng Sơn Tùng thực hiện chiến dịch quảng cáo này có phải là bước đi liều lĩnh của Dược phẩm Eco?

- Đây là bước đi “liều lĩnh” có chiến lược.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2013, OTiV đã chinh phục thành công nhóm khách hàng lớn tuổi - đối tượng thường xuyên gặp phải những vấn đề về thoái hóa thần kinh và mạch máu não, cụ thể là tình trạng mất ngủ, đau đầu/đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, nguy cơ cao đột quỵ và đối mặt với di chứng thần kinh sau đột quỵ.

Tuy nhiên, theo thống kê từ các khoa thần kinh ở nhiều bệnh viện lớn trong cả nước, những năm gần đây, tình trạng mất ngủ, đau đầu, hay quên đang ngày càng trẻ hóa (khoảng 25% người trẻ gặp những vấn đề này); phổ biến nhất là những người làm việc văn phòng, kinh doanh, người nội trợ, học sinh - sinh viên… Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập, công việc, sức khỏe và thậm chí là hạnh phúc mỗi gia đình.

Đã đến lúc không thể bỏ quên nhóm người trẻ khi quan tâm đến vấn đề chăm sóc trí não, phòng chống và kiểm soát các căn bệnh thời đại như đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ...

Trong khi đó, OTiV là sản phẩm chăm sóc sức khỏe trí não có thể dùng cho người từ 12 tuổi trở lên. Vì vậy, việc “lội ngược dòng” truyền thông, quảng cáo sản phẩm đến nhóm người trẻ là một việc làm cần thiết.

Với chúng tôi, Sơn Tùng M-TP in zombieland không chỉ là bộ phim quảng cáo đơn thuần, mà đó còn là tiếng chuông cảnh báo, đánh thức sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là người trẻ về vấn đề mất ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ, đột quỵ và khuyến khích người xem chia sẻ cho những người trẻ xung quanh.

- Sử dụng người nổi tiếng để viral trên mạng xã hội là cách làm thông minh và không còn xa lạ, Eco mời Sơn Tùng và dàn sao tên tuổi tham gia dự án cũng vì lẽ đó?

- Công thức kết hợp cùng người nổi tiếng để thu hút sự chú ý của công chúng luôn đúng trong ngành quảng cáo. Nhưng lần này, chúng tôi kết hợp với ca sĩ Sơn Tùng M-TP, diễn viên hài Quang Minh, Lê Giang, Mạc Văn Khoa, diễn viên trẻ Kiều Trinh còn vì điều quan trọng khác: Vai diễn của họ đại diện cho các nhóm đối tượng là khách hàng mục tiêu của OTiV.

Cụ thể, chủ tịch Tùng đại diện cho các startup trẻ tuổi; anh thiết kế Mạc Văn Khoa là nhân viên trẻ nhiều hoài bão, muốn khẳng định mình; cô kế toán Lê Giang là người phụ nữ hiện đại nhưng phải đối mặt với gánh nặng “giỏi việc nước, đảm việc nhà”; học sinh Kiều Trinh thì phải cố gắng vượt qua áp lực thi cử và bị so sánh với “con nhà người ta”, giám đốc tài chính Quang Minh đại diện cho nhóm người trẻ thành đạt nhưng phải chịu những sức ép “trách nhiệm” đè nặng trên vai.

Duoc pham Eco anh 2
Sự góp mặt của Sơn Tùng M-TP mang đến “sức trẻ" cho chiến dịch quảng cáo của OTiV.

- Ý tưởng “zombieland” đã ra đời như thế nào? Ông có thể chia sẻ một vài khó khăn khi biến ý tưởng này thành hiện thực?

- Đó là cuộc gặp gỡ “định mệnh” giữa định hướng nhãn hàng với chính câu chuyện của chính biên kịch.

OTiV đặt mục tiêu tiếp cận nhóm khách hàng trẻ hơn. Bên cạnh những nghiên cứu thị trường được thực hiện bởi các chuyên gia hàng đầu Việt Nam, chúng tôi cũng chủ động tìm gặp, trao đổi và lắng nghe hàng nghìn câu chuyện của người trẻ trước những vấn đề họ gặp phải khi bị áp lực, căng thẳng dẫn đến mất ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ… Họ là học sinh, sinh viên, công viên chức, nhân viên văn phòng, tiểu thương, chủ tiệm… và cả những người làm chủ doanh nghiệp có hàng nghìn lao động.

Chúng tôi thấy rằng mất ngủ, đau đầu đang dần trở thành một “đại dịch”, có thể xảy đến với bất cứ ai, khiến họ mệt mỏi, cáu gắt với những người xung quanh, mất tập trung, hay quên và thậm chí là nguy cơ gặp bệnh lý nguy hiểm như sa sút trí tuệ, đột quỵ.

Điều bất ngờ là khi chúng tôi trò chuyện với biên kịch, bạn ấy đã ồ lên: “Đây chính là câu chuyện của em và bạn bè, đồng nghiệp xung quanh em. Bọn em mất ngủ, đau đầu bao lâu nay, vật vờ như những xác sống từ nhà đến văn phòng. Nếu bây giờ có được cách giải quyết chuyện này tận gốc mà không phải thuốc ngủ thì em xin viết kịch bản phim này bằng tất cả tâm huyết của mình”.

Ý tưởng zombieland ra đời từ đó. Tất nhiên, từ ý tưởng thành hiện thực không phải điều đơn giản. Tuy nhiên, một phần nhờ vào “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, chúng tôi đã có một phim ngắn về zombie vừa đáng sợ vừa hài hước, có phần đột phá nhưng không quá xa lạ với công chúng. Quan trọng nhất là sau khi xem bộ phim đó, nhiều người đã nhận ra: “Ồ, zombie đó chẳng phải là chính mình/ bạn bè, đồng nghiệp của mình hay sao?”.

Duoc pham Eco anh 3
Quảng cáo của OTiV kể lại câu chuyện của mỗi người trẻ đang gặp phải bằng ngôn ngữ trẻ trung, mới lạ.

- Vậy còn hiệu quả của quảng cáo này thì sao, có đạt được những kỳ vọng ban đầu không thưa ông?

- Đến nay, chiến dịch được đánh giá là khá thành công. Chỉ sau 2 tuần ra mắt, clip đã đạt gần 50 triệu lượt xem (trên cả Facebook, YouTube) và tiếp cận được hơn 1/2 lượng khách hàng mục tiêu đang sử dụng Internet trên cả nước. Song song đó, tỷ lệ bán hàng của OTiV cũng tăng lên hơn 200% trong giai đoạn kể từ thời điểm tung clip đến nay và tiếp tục tăng lên nữa, vì theo đúng quy luật, sau 2 tuần “dùng thử”, phần lớn khách hàng đã bị thuyết phục bởi hiệu quả của sản phẩm và tiếp tục sử dụng OTiV.

Riêng với nhóm người trẻ (dưới 35 tuổi), đúng như kỳ vọng, số lượng khách hàng này đến với chúng tôi đã tăng đột biến, gấp nhiều lần so với trước đây.

- Thành công của “Sơn Tùng in zombieland” có lẽ cũng tạo ra áp lực không hề nhỏ cho những hoạt động quảng cáo tiếp theo. Với tư cách là Giám đốc marketing của Công ty CP Dược phẩm Eco ông sẽ làm gì để các chiến dịch sắp tới vượt qua cái bóng của chính mình?

- Chúng tôi không chỉ chờ áp lực đến mà còn tạo ra áp lực cho chính mình, chiến dịch này chưa khép lại nhưng chúng tôi đã chuẩn bị sẵn kế hoạch cho năm tiếp theo. Thị trường marketing Việt Nam đang vận động quá nhanh nên nếu đi bộ có nghĩa là tụt hậu, chúng tôi phải chạy và nỗ lực liên tục để luôn có mặt ở top đầu.

Không ai có thể khẳng định mình sẽ luôn thành công, nhưng chắc chắn nếu bạn không làm thì sẽ không bao giờ đạt được thành công. Chúng tôi kiểm soát rủi ro bằng sự nghiêm túc trong mọi công việc và luôn đặt sứ mệnh đóng góp những điều tốt đẹp cho cộng đồng bên cạnh lợi ích cho nhãn hàng.

Video - Hậu trường phim ngắn ‘Sơn Tùng in zombieland’ Phim ngắn "Sơn Tùng in zombieland" quy tụ nhiều gương mặt nổi tiếng.

Quan trọng hơn hết, điều cốt lõi để tạo nên thành công của một thương hiệu chính là chất lượng sản phẩm. Một chiến dịch marketing dù thành công nhưng chất lượng sản phẩm không tốt sẽ không thể tạo ra những giá trị đích thực. Với các sản phẩm của Eco, người làm marketing như chúng tôi “khá nhàn" vì sản phẩm hiệu quả tốt đã giúp chúng tôi thành công hơn 50% cho mỗi chiến dịch quảng cáo, phần còn lại cũng dễ dàng hơn vì quảng cáo cho cái tốt rõ ràng là đơn giản hơn rất nhiều.

Hà Mỹ Giang

Bình luận

Bạn có thể quan tâm