Chính quyền Indonesia vào hôm 7/11 cho biết gần 200 trẻ em đã thiệt mạng do sử dụng các sản phẩm siro ho có chứa hóa chất độc hại. Ảnh: CNN. |
Theo đó, chính quyền tại Indonesia đã ghi nhận số trường hợp trẻ em bị tổn thương thận cấp tính (AKI) tăng đột biến kể từ tháng 8, buộc giới chức quốc đảo Đông Nam Á phải điều tra.
Hơn 320 trường hợp bị AKI đã được ghi nhận tại khắp các tỉnh thành ở Indonesia, trong đó 27 trường hợp vẫn đang được điều trị trong các bệnh viện ở nước này. Trong đó, phần lớn các trường hợp nhiễm AKI đều là trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi
Con số 195 trường hợp tử vong được chính phủ Indonesia công bố vào hôm 7/11 đã tăng so với con số 133 được ghi nhận tính đến ngày 21/10.
Xét nghiệm cho thấy phần lớn trường hợp tử vong đều do sử dụng sản phẩm siro ho có chứa các chất ethylene glycol và diethylene glycol ở ngưỡng vượt mức cho phép. Hai hóa chất này thường được sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm công nghiệp như chất chống đông.
Theo Bộ Y tế Indonesia, trong thời gian qua nước này đã tăng cường nhập khẩu loại thuốc giải cho AKI, với 246 liều đã được vận chuyển về nước ở thời điểm hiện tại, phần lớn trong số này do Singapore và Australia viện trợ. Loại thuốc này đã mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân.
Cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Indonesia vào tháng 10 đã xác định 5 loại siro ho có chứa các chất độc hại với hàm lượng vượt quá ngưỡng cho phép và ra lệnh tiêu hủy cũng như cấm buôn bán các sản phẩm này.
Cảnh sát Indonesia cũng đã mở cuộc điều tra nhằm vào 3 công ty dược phẩm địa phương. Trong số này, 2 công ty đã bị tạm đình chỉ giấy phép sản xuất các loại thuốc dưới dạng siro.
Ngoài Indonesia, chính quyền Gambia ở khu vực Tây Phi vào tháng 10 đã ghi nhận 70 trường hợp trẻ nhỏ tử vong nghi là do sử dụng các loại siro ho nhập khẩu.
Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
“Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.