Lee Seung-woo từng được xem là "Messi Hàn Quốc" và cũng gia nhập lò La Masia từ sớm với hy vọng phát triển tài năng. Đến cuối cùng, tuyển thủ Hàn Quốc không phát triển như kỳ vọng. Anh hiện khoác áo Suwon FC tại quê nhà K League. |
Gai Assulin từng là một trong những viên ngọc thô được chú ý bậc nhất La Masia. "Messi Israel" là biệt danh người ta đặt cho tài năng sinh năm 1991. Sau khi rời Barca, anh được Man City chiêu mộ với kỳ vọng lớn. Tuy nhiên, cầu thủ không đáp ứng được yêu cầu và sau đó chỉ còn chơi cho các CLB vô danh. |
Jean Marie Dongou có xuất phát điểm giống Messi khi cũng tỏa sáng ở ba cấp độ đội trẻ La Masia. Tuy nhiên, cầu thủ người Cameroon cũng rời La Masia qua cánh cửa sau, khi phát triển chững lại. Tiền đạo sinh năm 1995 hiện thất nghiệp kể từ tháng 8 năm ngoái. |
Alen Halilovic được Barca chiêu mộ về năm 17 tuổi, gây ấn tượng vì cách chơi đột biến và sáng tạo. Tuy nhiên, "Messi vùng Balkans" không đáp ứng được kỳ vọng và lang bạt sang nhiều CLB nhỏ. Anh hiện khoác áo Fortuna Sittard ở giải VĐQG Hà Lan. |
Bojan Krkic là một trong những cái tên từng được chú ý bậc nhất ở La Masia, và nhận nhiều kỳ vọng nhất từ người hâm mộ Barca. Chân sút sinh năm 1990 chơi hơn 163 trận cho CLB xứ Catalonia, ghi 41 bàn. Anh có sự nghiệp không đến nỗi nào, song vẫn bị xem là cái tên gây thất vọng ở Barca. |
Takefusa Kubo được xem như "Messi Nhật" và sang La Masia từ năm 15 tuổi. Sự nghiệp của Kubo vẫn còn ở phía trước, sau giai đoạn về Nhật Bản rồi khoác áo Real Madrid. Anh hiện chơi cho Real Sociedad và gây ấn tượng trong màu áo CLB xứ Basque. |
Munir El Haddadi có biệt danh "Messi Morocco" nhưng không thể thoát khỏi cái bóng quá lớn của người đàn anh. Munir không thành công tại Barca, sau đó khoác áo một loạt các CLB tại La Liga như Valencia, Alaves, Sevilla, Getafe. Anh hiện chơi cho Las Palmas. |
Những cuốn sách nên đọc về Champions League
Mục Thể thao giới thiệu tới độc giả các cuốn sách để hiểu thêm về sự ra đời, tính cạnh tranh và cách Champions League vươn mình trở thành giải đấu danh giá nhất châu Âu.