Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu gần 10.000 tỷ

Với tổng số trích quỹ bình ổn giá xăng dầu quý II lên tới gần 5.500 tỷ đồng, số dư quỹ đến cuối tháng 6 năm nay đã xấp xỉ 10.000 tỷ, cao kỷ lục kể từ khi được công khai năm 2013.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về việc trích lập, sử dụng số dư quỹ bình ổn giá với mặt hàng xăng dầu đến hết quý II năm nay.

Tại thời điểm cuối quý I, tổng số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu trong nước là 4.958 tỷ đồng, tăng gần 2.200 tỷ với cuối năm 2019.

Trong 3 tháng quý II vừa qua, các doanh nghiệp xăng dầu trong nước đã trích thêm tổng cộng 5.491 tỷ đồng vào quỹ. Trong khi đó, số tiền quỹ phải chi ra để bình ổn giá mặt hàng thiết yếu nói trên chỉ là 472 tỷ.

Tính bình quân quý vừa qua, mỗi ngày các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trích hơn 61 tỷ đồng vào quỹ bình ổn giá và chỉ phải chi ra hơn 5 tỷ để bình ổn giá xăng trên thị trường.

Tính riêng số trích ròng trong quý II năm nay của quỹ đã là hơn 5.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, lãi phát sinh trên số dư quỹ dương trong quý vừa qua cũng đạt hơn 4,4 tỷ đồng và lãi phát sinh trên số dư quỹ âm là 41 triệu đồng.

Tổng cộng, đến cuối tháng 6 năm nay, số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu trong nước đã đạt 9.982 tỷ, mức cao kỷ lục kể từ khi được công khai năm 2013 đến nay.

SỐ DƯ QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU HÀNG QUÝ
Số liệu tính tại thời điểm cuối quý
NhãnI/2017IIIIIIVI/2018IIIIIIVI/2019IIIIIIVI/2020II
Số dư quỹ bình ổn giá tỷ đồng 28653976522351064526381230393504-621-5002019278049589982

Trước đó, thời điểm số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu lên cao nhất là quý III/2017 cũng mới đạt trên 5.200 tỷ.

Trong năm 2019, tổng số tiền quỹ này đã chi ra để bình ổn giá mặt hàng xăng dầu trong nước vào khoảng 8.000 tỷ, tương đương 22 tỷ đồng mỗi ngày.

Cũng theo cơ quan quản lý, đến giữa năm nay, trong 30 nhà kinh doanh xăng dầu đầu mối, có 28 doanh nghiệp ghi nhận số dư dương quỹ bình ổn giá xăng dầu. Trong đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có số dư lớn nhất là 4.405 tỷ đồng, cao hơn quý I khoảng 2.100 tỷ. Hai nhà kinh doanh xăng dầu đầu mối có số dư âm quỹ bình ổn giá là Công ty CP Lọc hóa dầu Nam Việt và Tổng công ty TM Sài Gòn - TNHH MTV.

Trong đợt điều chỉnh giá xăng gần nhất ngày 12/8, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã điều chỉnh giá xăng RON 95 giảm 51 đồng/lít, xuống 14.922 đồng/lít, trong khi giữ nguyên giá xăng E5 RON 92 ở mức 14.409 đồng/lít.

Mặt hàng dầu diesel giảm 196 đồng/lít; dầu hỏa giảm 78 đồng/lít; dầu mazut không đổi, giá bán lẻ lần lượt sau điều chỉnh là 12.201 đồng/lít; dầu hỏa là 10.207 đồng/lít và dầu mazut là 11.183 đồng/kg.

Tại kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ thực hiện trích lập quỹ bình ổn giá với xăng E5 RON 92 ở mức 100 đồng/lít và xăng RON 95 trích lập ở mức 200 đồng/lít; dầu diesel trích 500 đồng/lít; dầu hỏa 300 đồng/lít; dầu mazut ở mức 300 đồng/kg.

Đồng thời, liên Bộ cũng chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 là 932 đồng/lít, xăng RON 95 là 479 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 100 đồng/lít, dầu mazut ở mức 300 đồng/kg.

Hai ‘ông lớn’ bán lẻ xăng dầu có lãi trở lại

Sau quý đầu năm lỗ nặng trước tác động của dịch bệnh và giá dầu thấp kỷ lục, tình hình kinh doanh tại cả Petrolimex và PV Oil đã có lãi trở lại khi giá dầu thế giới tăng.

Giá xăng khiến CPI tăng 0,4%

Tổng cục Thống kê cho biết CPI tháng 7 tăng 0,4% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước tăng và nhu cầu sử dụng điện, nước lên cao khi nắng nóng kéo dài.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm