Nếu như khoảng 3-4 năm trở lại đây, điện thoại thương hiệu Việt phát triển mạnh mẽ thì hiện tại, không còn nhiều gương mặt có thể đứng vững trên thị trường. Bên cạnh sự thay đổi chóng mặt của smartphone, việc các ông lớn góp mặt trong phân khúc giá rẻ là nguyên nhân không hề nhỏ dẫn đến "cái chết" của nhiều thương hiệu Việt.
Khoảng thời gian 2009-2013 là thời kỳ "vàng son" của các hãng điện thoại nội địa, thống trị phân khúc tầm thấp. Có thời điểm, theo GFK thống kê, thị phần của họ lên tới 30% số lượng điện thoại bán ra trong nước với hơn 30 thương hiệu khác nhau. Sự thành công này đến từ việc tận dụng các hãng lớn chưa mấy quan tâm đến "miếng bánh" điện thoại giá rẻ, 2 SIM - một phân khúc vô cùng tiềm năng.
Bước sang năm 2012-2013, các ông lớn bất ngờ chuyển sang tập trung vào smartphone tầm trung và giá rẻ, tiến hành dàn trải đều trên mọi phân khúc giá. Ngay sau đó, những thương hiệu Việt không vững chân ngay lập tức lao đao rồi dần mất tích. Tới đầu năm 2014, các tên tuổi ngoại đánh chiếm mạnh mẽ thị phần này, gây khó khăn cho những hãng nội địa còn lại.
Việc những thương hiệu Việt phải ra đi được nhiều chuyên gia cho rằng do họ chậm thay đổi.
HKPhone tự mình thiết lập chuỗi phân phối hơn 120 showroom trên toàn quốc, tạo ra lợi thế lớn về giá thành bởi sản phẩm không bị đội giá lên như bán qua các siêu thị di động. Mặc dù thời điểm hiện tại vẫn duy trì khá tốt, nhưng HKPhone cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi sự khốc liệt của thị trường.
Chuỗi showroom riêng là một lợi thế của HKPhone. |
Đầu năm 2014, những thương hiệu nội địa còn lại đánh mất dần quyền làm chủ cuộc chơi trên phần sân mà họ đã từng thống trị. Vẫn còn đó nhiều mẫu máy chất lượng, cấu hình cao, nhưng khi giá tốt đã không là độc quyền, thương hiệu toàn cầu là những cái tên tạo sức thu hút mạnh hơn với người tiêu dùng.
Với những gì đang diễn ra, có vẻ như giấc mộng trở lại thời kỳ hoàng kim của các thương hiệu Việt gặp không ít khó khăn. Các hãng nội địa còn lại phải có những chiến lược thay đổi đúng đắn và thực sự đột phá trong cuộc chơi ngành điện thoại di động.
Vẫn còn đó những mẫu máy chất lượng từ các hãng nội địa. |
Nếu như 1 số hãng mạo hiểm tiến công thị phần smartphone tầm trung, HKPHone lại mở ra sự hợp tác cùng Qualcomm Hoa Kỳ cho ra đời smartphone Racer INNO 3,65 triệu. Hãng muốn nâng cao chất lượng sản phẩm - cốt lõi của thành công để có những bước đi bền vững sau này. Tiếp tục giữ lợi thế cấu hình cao, giá rẻ hơn so với đối thủ, Racer INNO được đánh giá khá cao từ các chuyên trang công nghệ.
Có thể thấy, cạnh tranh càng cao, người dùng càng được hưởng nhiều lợi ích. Giá máy thấp đi, yêu cầu chất lượng sản phẩm tăng, cùng dịch vụ hậu mãi đa dạng. Mặc dù còn quá sớm để khẳng định con đường của những thương hiệu Việt nói chung hay HKPhone nói riêng có thành công hay không, việc sản phẩm như Racer INNO ra mắt đã khiến cho các ông lớn không còn độc quyền ở phân khúc tầm thấp, mang đến lựa chọn tốt cho người dùng.
Racer INNO của HKPhone - sự lựa chọn tốt cho người dùng. |
Vẫn còn cơ hội lớn cho các hãng nội địa khi thị trường smartphone tăng trưởng không ngừng theo thời gian. Theo GFK, trong 3 tháng đầu năm 2014, tổng chi tiêu cho điện thoại và máy tính bảng tại thị trường Việt Nam là hơn 16.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng điện thoại di động là 13.900 tỷ đồng, tăng 37% so với quý 1/2013.
Nhiều thách thức đang chờ đợi những thương hiệu Việt trong thời gian tới, đòi hỏi phải có những toan tính mới. Trên thế giới, không ít các hãng nội địa thành công tại quốc gia của họ, vươn đến toàn cầu. Và trong cuộc chơi trong ngành điện thoại di động, tất cả đều có cơ hội, tuy nhiên người biết nắm bắt mới có thể thành công.
Tư liệu: HKPhone