Một nghiên cứu thực hiện gần đây bởi Capital One - tập đoàn tài chính Mỹ - cho thấy hơn 60% người Mỹ được khảo sát thay đổi hoàn toàn cách nghĩ về tiền và quản lý tài chính từ khi dịch bệnh bùng phát. Họ cho biết chỉ khi sắp xếp được việc chi tiêu và tích lũy mới có thể chủ động tài chính, nâng cao đời sống.
Tuy nhiên, khái niệm “tích lũy” và “sinh lời” với nhiều người vẫn còn xa vời bởi những rào cản như phải dành ra một khoản kha khá và khoản này phải thực sự chưa cần dùng đến trong thời gian. Thế nhưng, trong thời kỳ phát triển của các ví điện tử, chuyện tích lũy đã trở nên dễ dàng hơn, thậm chí có thể tích lũy và sinh lời từ chính khoản tiền chi tiêu hàng tháng.
Tiền nhỏ - tiền to, khoản nào cũng cần hoạch định
Xưa nay, các khoản tiền lẻ có giá trị vài nghìn đến vài chục nghìn thường ít được quan tâm hay thậm chí không ai kiểm soát. Nhưng “tiêu tiểu sẽ thành đại”, số tiền tiêu xài không kế hoạch, cho dù là 5.000-10.000 đồng hay vài chục nghìn đồng mỗi lần, đến cuối tháng tổng hợp lại sẽ trở thành một khoản đáng kể.
Đặc biệt, trong bối cảnh vật giá leo thang, những khoản tiền tưởng nhỏ khi bị bỏ qua và tiêu dùng quá tay lại ảnh hưởng lớn đến hầu bao của nhiều người.
Không kiểm soát các khoản tiền nhỏ trong chi tiêu khiến hầu bao hao hụt. |
Bảo Giang (27 tuổi, Hà Nội) cho biết sau vài tháng ghi lại chi tiêu, cô nhận ra số tiền dùng ngoài chủ đích khá nhiều: “Tôi có thói quen mua sắm trên sàn thương mại điện tử. Nhiều khi để được miễn phí ship mà cố mua thêm các món đồ thừa trị giá chỉ vài chục nghìn nhưng về có khi không dùng đến. Cuối tháng cộng lại, khoản tiền này chênh thêm vài trăm nghìn đến hơn cả triệu đồng”.
Còn Thanh Duy (30 tuổi, TP.HCM) lại tốn kém cho các hoạt động cà phê, tụ tập bạn bè. Duy chia sẻ mỗi tháng, sau khi trả các khoản cố định như tiền nhà cửa, điện nước, Internet, xăng xe hay ăn uống, anh còn lại một khoản rất ít để chi tiêu.
“Mỗi lần đi cà phê hay ăn uống cùng bạn bè thường không tốn quá nhiều chi phí nên cứ thích, cứ buồn là tôi lại tụ tập. Có khi đến tầm giữa tháng đã thấy cạn túi rồi mà vẫn chẳng nhớ mình đã dùng vào chuyện gì. Sau một thời gian, tôi giật mình nhận ra khoản tiền tưởng chừng không đáng bao nhiêu đó là nguyên nhân chính khiến tôi chật vật kể từ nửa cuối tháng”, Duy bộc bạch.
Tích lũy từ vài nghìn đồng, sinh lời hàng ngày từ tiền chi tiêu
Tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu, cha nghèo” từng viết: “Phần lớn mọi người không nhận ra rằng kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là giữ lại được bao nhiêu”. Thực tế, biết tích lũy từ những khoản tiền nhỏ nhất và khiến chúng sinh lời là cách giúp ổn định nguồn tài chính cá nhân.
Thanh Duy sau một thời gian chi tiêu có kế hoạch hơn đã chia sẻ: “Từ sau khi biết được Tài khoản tích lũy trên ví ZaloPay, tôi đã biết điều chỉnh lại cách chi tiêu cá nhân. Sản phẩm này khá 'dễ thở' khi chỉ cần tích lũy từ 10.000 đồng cho lần mở tài khoản đầu tiên và linh hoạt tùy chọn cho những lần tiếp theo”, Thanh Duy cho biết.
Tài khoản tích lũy trên ZaloPay cho mức sinh lời 6%/năm. |
Với Bảo Giang, cô không còn coi nhẹ vài chục nghìn tiêu dôi ra từ mỗi đơn hàng online. “Tích tiểu thành đại, thay vì tiêu cố phần tiền lẻ, tôi bỏ vào Tài khoản tích lũy trên ZaloPay để tự nhắc nhở bản thân là tiền ít cũng là tiền”, Giang chia sẻ.
Bảo Giang cùng chị gái mình cũng tận dụng Tài khoản tích lũy để giữ tiền sinh hoạt hàng tháng trong lúc đợi chi. Tiền lời được cộng dồn hàng ngày và có thể rút tiền về ví sử dụng ngay khi cần hay thanh toán các hóa đơn, tiện ích trên ZaloPay.
Dùng tiền từ Tài khoản tích lũy chi trả hóa đơn, tiện ích trên ZaloPay, người dùng không lo ảnh hưởng tiền lời. |
Hình thức gửi tích lũy linh hoạt trên ví điện tử không hiếm, nhưng ZaloPay mang đến nhiều ưu đãi đặc biệt cho người dùng khi bắt đầu từ 10.000 đồng. Tiền trong tài khoản thay vì chi tiêu không kiểm soát có thể tích lũy sinh lời đến 6%/năm. Đáng chú ý, nguồn tiền được linh hoạt rút ra sử dụng khi cần mà không lo mất lời đã cộng. Cách này không chỉ giúp người dùng xây dựng thói quen tích lũy hàng tháng hiệu quả mà còn mang đến cho mọi người khái niệm tích lũy mới, kiếm tiền lời từ chính khoản chi bắt buộc hàng tháng trong lúc chờ được dùng đến.
Tài khoản tích lũy là sản phẩm của Real Stake Fintech (Infina) được tích hợp trên nền tảng ZaloPay. Số tiền đầu tư của người dùng chuyển vào Tài khoản tích lũy sẽ được đầu tư vào sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, do Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ ACB (ACBC) quản lý và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lưu ký. Các đơn vị này đảm bảo khoản đầu tư được thực hiện đúng mục đích. Hoạt động của Infina được kiểm toán bởi một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big 4).
Độc giả tìm hiểu thông tin chi tiết về Tài khoản tích lũy trên ZaloPay tại đây.