Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Singapore và Nhật có thể ký TPP mà không cần Mỹ

Ngày 1/3, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định hai nước có thể ký kết TPP nếu 11 thành viên còn lại tìm được tiếng nói chung khi không có Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP không ngăn cản các quốc gia thành viên khác đạt được sự đồng thuận. Tuy nhiên, bản thân ông cũng "không chắc chắn" về điều này.

Đề cập tới những dấu hiệu cho thấy chính quyền tân Tổng thống Mỹ Donald Trump giảm can dự vào châu Á, ông Lý hy vọng Washington sẽ "thay đổi quan điểm, đánh giá sâu sắc hơn về tình hình thế giới, từ đó đưa ra cái nhìn cân bằng hơn về vấn đề này".

Thủ tướng Singapore cũng nhấn mạnh việc tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Ngoại trưởng Rex Tillerson từng gắn bó với châu Á và có những hiểu biết nhất định về khu vực.

TPP khong co My anh 1
Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng việc Mỹ rút khỏi TPP không ngăn cản các quốc gia thành viên khác đạt được đồng thuận. Ảnh: AP.

Cùng ngày, Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục nghiên cứu tính khả thi của TPP mà không cần sự có mặt của Mỹ, nước đã rút khỏi hiệp định ngay sau khi chính quyền mới nhậm chức.

"Tôi sẽ thảo luận cùng các quốc gia thành viên TPP về những phương án mà chúng ta có thể tìm ra. TPP chính là hình mẫu cho những cuộc đàm phát thương mại trong tương lai", Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu trước Quốc hội.

Trước đó, ngay sau khi chính thức trở thành tổng thống Mỹ, ông Trump ký sắc lệnh rút ra khỏi hiệp định TPP vào sáng 23/1, theo đúng cam kết ông từng đưa ra trong chiến dịch tranh cử. 

Hiệp định TPP được đàm phán dưới thời cựu Tổng thống Obama nhưng chưa được quốc hội Mỹ phê chuẩn. Việc rút khỏi TPP vì vậy không gây ảnh hưởng ngay tức khắc tới kinh tế Mỹ nhưng sẽ gửi thông điệp rất khác về chính sách thương mại mới của Washington.

TPP, có quy mô tới 40% GDP toàn cầu, từng là trụ cột căn bản của chính sách "Tái cân bằng", chuyển hướng sang châu Á trong 8 năm cầm quyền của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama.

Mỹ và 11 nước châu Á - Thái Bình Dương đã bỏ ra rất nhiều thời gian và nguồn lực chính trị để đàm phán hiệp định thương mại tự do được coi là chất lượng cao này. 

'APEC là diễn đàn kinh tế, không phải chính trị'

Giám đốc điều hành Ban thư ký APEC nói sự thành công của APEC đến từ việc đây là nơi trao đổi về các vấn đề kinh tế thương mại, bất chấp những khác biệt và thay đổi về chính trị.

Bàn chiến lược, Australia gọi các đại sứ về nước

Australia sẽ gọi tất cả các đại sứ của nước này nhằm bàn luận chính sách đối ngoại mới trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn.

Thế Long

Bạn có thể quan tâm